Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 6 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Công dân là

  • A. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.
  • B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.
  • C. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.
  • D. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định

Câu 2: Quyền công dân không tách rời  

  • A. nghĩa vụ với cộng đồng.
  • B. trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. nghĩa vụ của công dân
  • D. quyền của cộng đồng.

Câu 3: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

  • A. nhiều nước.
  • B. nước ngoài.
  • C. quốc tế.
  • D. Việt Nam.

Câu 4: Quyền và nghĩa vụ công dân quy định:

  • A. mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân
  • B. quyền công dân của nhiều nước.
  • C. nghĩa vụ công dân của nước ngoài.
  • D. trách nhiệm công dân đóng thuế.

Câu 5: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu

  • A. công dân với cộng đồng nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp
  • B. công dân và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp
  • C.  gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp
  • D.  tập thể và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp

Câu 6: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

  • A. tập tục qui định.
  • B. pháp luật qui định.
  • C. chuẩn mực của đạo đức.
  • D. phong tục tập quán.

Câu 7: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

  • A. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
  • B. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.
  • C. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • D. tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

Câu 8: Đâu không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam?

  • A. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp
  • B. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập
  • C. Công dân không có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật,…
  • D. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

Câu 9: Điều nào sau đây là quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam?

  •  A. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,…
  •  B. Mọi người không có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
  •  C. Mọi người không có nghĩa vụ bảo vệ môi trường
  •  D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật cấm

Câu 10:Nội dung sau được quy định trong điều bao nhiêu của Hiến pháp năm 2013?

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình...

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

  • A. Điều 23
  •  B. Điều 22
  •  C. Điều 21
  •  D. Điều 20

Câu 11: Đâu không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân?

  • A.Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào ...
  • B. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội biểu tình....
  • C. Công dân có quyền tự do ngôn luận tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội biểu tình,...
  • D. Công dân dưới mười tám tuổi có quyền bầu cử và dưới hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Câu 12: Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không? Nếu là em em sẽ làm như thế nào?

  • A. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến với trường về những nội dung liên quan đến học tập của học sinh.
  • B. Em cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia.
  • C. Nhắc các bạn không đóng góp ý kiến vì đây không phải nghĩa vụ của HS.
  • D. Tham gia những không đóng góp ý kiến.

Câu 13:  Nhà máy X chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất nước giải khát. Mọi việc đã được lên kế hoạch cụ thể. Tuy vậy, vấn đề gây tranh luận nhiều nhà trong Ban lãnh đạo nhà máy là việc xử lí nước thải từ hoạt động sản xuất. Em có ý kiến như thế nào về nhà máy X?

  • A. Công việc này rất tổn kém, nên có thể xả nước thải xuống dòng sông bên cạnh nhà máy.
  • B. Cần phải xây dựng hệ thống xử lí nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.
  • C. Không cần xây dựng hệ thống nước thải vì nhà máy cho rằng không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
  • D. Nhà máy không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự do kinh doanh.

Câu 14:  Nhà ở mặt đường, nên chị Điệp muốn mở cửa hàng bán quạt điện. Chị đã làm thủ tục hồ sơ và được cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Kể từ khi mở cửa hàng kinh doanh, chị Điệp luôn khai bảo và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Em suy nghĩ như thế nào về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.

  • A. chị Điệp chưa thực hiện làm thủ tục đăng kí kinh doanh.
  • B. Chị Điệp chưa nộp thuế đầy đủ theo quy định
  • C. Chị Điệp đã thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh của công dân
  • D. Chị Điệp chưa thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh của công dân

Câu 15: T và D có mâu thuẫn cá nhân với nhau từ mấy tháng nay mà vẫn chưa giải quyết được. T quyết tâm hạ uy tin, danh dự. D bằng cách tung tin xấu về D trong trường học. T nói với các bạn trong lớp răng D học kém, nhưng hay nhìn bài của bạn khác nên được điểm cao. D ẩm ức và xấu hổ vì bị vu oan, nói xấu, nhưng không biết phải làm gì.

  • A. Em đồng tình với việc làm của T.
  • B. Em phản đối với việc làm của T.
  • C. D có thể nói với T về sự việc này nhưng T không xin lỗi
  • D. T không nhận lỗi vì cho rằng mình không có lỗi.

Câu 16: Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

  • A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.
  • B. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó.
  • C. Lâm chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều làm việc nhà giúp bố mẹ.
  • D. Hân học giỏi nhưng thỉnh thoảng lại vi phạm nội quy trường học.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  • A. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • B. Trẻ em bị mất cha.
  • C. Người bị phạt tù chung thân.
  • D. Trẻ em là con nuôi.

Câu 18: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm.
  • B. Bảo vệ và duy trì.
  • C. Duy trì và phát triển.
  • D. Duy trì và bảo đảm.

Câu 19: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật hôn nhân và gia đình.
  • B.  Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.

Câu 20: Nghệ sĩ V bị một Facebooker dùng lời lẽ xúc phạm danh dự trên trang Facebook của minh. Điều này đã mang đến sự phiền toái, thậm chí thiệt hại cho nghệ sĩ V, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Nghệ sĩ V. Trong trường hợp này nghệ sĩ V cần làm gì để bảo vệ danh dự, nhân phần của ninh?

  • A. Nghệ sĩ V không khởi kiện, không đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí hành vi.
  • B. Nghệ sĩ V yêu cầu người sử dụng Facebook đã xúc phạm mình phải chấm dứt hành vi này.
  • C. Nghệ sĩ V không yêu cầu người sử dụng Facebook đã xúc phạm mình phải chấm dứt hành vi này.
  • D. Nghệ sĩ V không làm gì cả.

Câu 21: Trường Trung học cơ sở N phát động phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường trong trường học và khu vực xung quanh vào một buổi sáng chủ nhật. Đa số các bạn học sinh lớp 6C hào hứng tham gia. Thế nhưng, các bạn N, T và H không muốn tham gia hoạt động này; vì cho rằng công việc ấy không phải công việc của học sinh lớp 6. Em có suy nghĩ gì về việc này?

  • A. Ba bạn HS có biểu hiện không có ý thức tự giác thực quyền và nghĩa vụ công dân.
  • B. Ba bạn HS có biểu hiện có ý thức tự giác thực quyền và nghĩa vụ công dân
  • C. Ba bạn HS không thực hiện hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
  • D. Ba bạn HS không tham gia hoạt động này.

Câu 22: Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
  • B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
  • C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
  • D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 23: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.
  • B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.
  • C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.
  • D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

Câu 24: Biểu hiện nào dưới đây trái với biểu hiện tính tự lập? 

  • A. tự tin, tự làm lấy việc của mình.
  • B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.
  • C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
  • D. có ý chí phấn đấu, kiên trì trong công việc.

Câu 25: Biểu hiện của tự lập là gì?

  • A. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc 
  • B. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
  • C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.
  • D. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 26: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

  • A. Đoàn kết. 
  • B. Trung thực.
  • C. Tự lập.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 27: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

  • A. Làm những việc vừa sức với mình.
  • B. Trông chờ vào may rủi.
  • C. Nhờ sự hướng dẫn của bạn bè khi gặp khó khăn.
  • D. Sống biệt lập, chỉ biết đến mình.

Câu 28: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

  • A. Đoàn kết. 
  • B. Tự lập.
  • C. Trung thực.
  • D. Tiết kiệm.

Câu 29: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

  • A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
  • B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
  • D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Câu 30: Hành động thể hiện tính tự lập là:

  • A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
  • B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
  • C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
  • D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm công dân 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ