Câu 1: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?
-
A. Yêu thương con người.
- B. Giúp đỡ người khác.
- C. Thương hại người khác.
- D. Đồng cảm và thương hại.
Câu 2: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
- A. Mọi người xa lánh.
- B. Mọi người coi thường.
- C. Người khác nể và yêu quý.
-
D. Mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu 3: Lòng yêu thương con người:
- A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
-
B. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
- C. làm những điều có hại cho người khác.
- D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
Câu 4: Yêu thương con người là:
-
A. sự quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn.
- B. sự thương hại, đồng cảm với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
- D. việc làm xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
Câu 5: Ý nghĩa không phảicủa lòng yêu thương con người là
- A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
- B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
- C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
-
D. thương hại và mong nhận lại đượ sự trả ơn khi giúp đỡ người khác.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
- A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
- B. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
-
C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
-
A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
- B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
- C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
- D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.
Câu 8: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?
- A. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
- B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
-
C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp.
- D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
Câu 9: Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì?
-
A. Lòng yêu thương con người.
- B. Tinh thần học hỏi.
- C. Tinh thần yêu nước.
- D. Đức tính kiêm nhường.
Câu 10: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
- A. Đức tính chăm chỉ.
-
B. Lòng yêu thương con người.
- C. Tinh thần yêu nước.
- D. Tinh thần đoàn kết.
Câu 11: Câu tục ngữ: “Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ” nói đến điều gì?
- A. Tinh thần xây dựng.
-
B. Lòng yêu thương con người.
- C. Tinh thần yêu nước.
- D. Đức tính kiên trì.
Câu 12: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?
-
A. Lên án, tố cáo.
- B. Làm theo.
- C. Không quan tâm.
- D. Nêu gương.
Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tình yêu thương con người?
- A. Thương người như thể thương thân.
- B. Lá lành đùm lá rách.
- C. Nhường cơm, sẻ áo.
-
D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 14: Khi đi xe buýt bạn A thấy một phụ nữ mang thai, trông cô ấy rất mệt mỏi. Vì xe rất đông, cô ấy lên sau nên không có chỗ ngồi. Thấy vậy, bạn A đã nhanh chóng nhường ghế cho cô ấy. Việc làm của bạn A thể hiện điều gì?
- A. Thích thể hiện mình trước đông người.
- B. Muốn được mọi người trên xe khen mình.
- C. Tinh thần tôn trọng người lớn tuổi hơn mình.
-
D. Lòng yêu thương con người của bạn ấy.
Câu 15: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
- B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
-
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
- D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường.
Câu 16: Vào lúc rảnh rỗi, A thường sang nhà B dạy bạn B học. Vì bạn B là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn A là người như thế nào?
- A. A là người có lòng tự thương hại bạn bè.
-
B. A là người có lòng yêu thương mọi người.
- C. A là người sống giản dị, kiêm tốn.
- D. A là người trung thực, tiết kiệm.
Câu 17: Em đã làm gì thể hiện tình yêu thương của mình tới người thân trong gia đình?
- A. Không quan tâm tới cảm xúc của mọi người trong gia đình.
- B. Nói lời yêu thương với mọi người để được nhận khen thưởng
- C. Không tham gia làm các công việc nhà với người thân.
-
D. Tự làm bông hoa và viết lời yêu thương để tặng người thân
Câu 18: Em đã làm gì thể hiện tình yêu thương của mình với những người có hoàn cảnh khó khăn?
- A. Không quan tâm tới những người khó khăn
- B. Giúp đỡ mọi người mong nhận được trả ơn.
-
C. Tham gia vào các hoạt động từ thiện, ủng hộ
- D. Thương hại những người có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 19: Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào bão lụt, bạn K đã gom lại sách cũ, đồng thời còn lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình đem ủng hộ. Hành vi của bạn K thể hiện điều gì?
-
A. Lòng yêu thương mọi người.
- B. Tinh thần đoàn kết.
- C. Tinh thần tiết kiệm.
- D. Lòng trung thành.
Câu 20: Anh H và anh T là hai bạn học cùng lớp. Nhưng anh T không may bị tật bẩm sinh, đi lại rất khó khăn. Anh H đã nguyện làm đôi chân cho anh T, bằng việc liên tục mười năm trời cõng anh T tới trường. Khi đăng kí thi đại học anh H chọn Đại học Y với ước mơ chữa lành đôi chân cho bạn mình là anh T và những người nghèo khổ khác. Hành vi của anh H thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện mình là người rất hiểu chuyện.
- B. Muốn được bạn và gia đình bạn trả ơn.
- C. Làm vậy để chứng tỏ mình trước thầy cô.
-
D. Lòng yêu thương con người của anh H.