Giáo án VNEN bài Phương trình cân bằng nhiệt (T4)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Phương trình cân bằng nhiệt (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 23 : PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT (T4)

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được nhiệt lượng một vật thu vào phụ thuộc vào các yếu tố nào?.

- Nêu được ý nghĩa của nhiệt dung riêng. Viết được công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt trong một số trường hợp đơn giản.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt để giải thích được một số hiện tượng về truyền nhiệt trong thực tiễn đời sống.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý ; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II- TRỌNG TÂM

- Phương trình cân bằng nhiệt

III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên

- Dụng cụ thí nghiệm mỗi nhóm có: 1 giá đỡ, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 thước thẳng.

  1. Học sinh

- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.

IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học : trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội  dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm câu hỏi 3.

HS: Đại diện HS lên trình bày.

GV: Thông báo đáp án đúng.

 

C. Hoạt động luyện tập

3. Nhiệt lượng cần đun 0,5 kg ấm để ấm tăng nhiệt độ từ  200C à1000C

Q1 = m1.c1.Dt = 0,5.880.800C = 35200 J

Nhiệt lượng cần  đun 2 kg nước để nước tăng nhiệt độ từ  200C à1000C:

Q2 = m2.c2.D t = 2.4200.80 = 672000 J

Nhiệt lượng tổng cộng là: Q = Q1 + Q2

= 35200 J + 672000 J  = 707200 J

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm câu 1.

GV đề nghị HS nghiên cứu sgk và mô tả TN:

  1. Nguồn điện không đổi 12V-2A
  2. Ampe kế có giới hạn đo 2A và độ chia nhỏ nhất 0,1A.
  3. Biến trở loại 20 ôm – 2A
  4. Nhiệt l­ượng kế 250ml, dây đốt có điện trở 6 ôm bằng nicrom, que khuấy, nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C tới 1000C và độ chia nhỏ nhất 10C
  5. 170ml nư­ớc sạch (n­ước tinh khiết)
  6. Đồng hồ bấm giây để đo thời gian có giới hạn đo 20 phút và độ chia nhỏ nhất 1 giây.
  7. Năm đoạn dây nối mỗi đoạn 40 cm

GV cho HS quan sát TN ảo

HS: Hoạt động cá nhân. Lên bảng trình bày. Học sinh khác nhận xét.

Sản phẩm:

  1. Mô tả cấu tạo của bình nhiệt lượng kế

(Hình vẽ  - SHD)

  1. Tìm hiểu cách đo nhiệt lượng bằng nhiệt lượng kế:
  2. Đổ n­ước vào cốc đun, sao cho khi đậy nắp cốc thì toàn bộ dây đốt ngập hoàn toàn trong n­ước.
  3. Lắp nhiệt kế qua nắp ở lỗ ở nắp cốc đun, điều chỉnh bầu nhiệt kế ngập trong n­ước và không chạm vào dây đốt cũng nh­ không chạm vào đáy cốc.
  4. Đặt nhẹ nhàng cốc đun vào trong vỏ ngoài các điện của nhiệt l­ượng kế, kiểm tra để bảo đảm vị trí đúng của nhiệt kế.
  5. Mắc dây đốt vào mạch điện như­ sơ đồ hình 23.3 SGK.
  6. Đóng công tắc điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ I1=0,6A. Dùng que khuấy

n­ước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó bấm đồng hồ đo thời gian thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng 1. Trong khi đun th­ường xuyên khuấy để nư­ớc có nhiệt độ đồng đều. Đun n­ước trong 7 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiệt độ t02 của n­ước vào bảng 1

  1. Trong lần TN thứ hai, để n­ước trong cốc đun trở lại nhiệt độ t01 ban nh­ư lần TN thứ nhất. Điều chỉnh biến trở để ampe kế có chỉ số I2=1,2A. Làm t­ương tự như­ trên, đo và ghi nhiệt độ ban đầu t01, nhiệt độ cuối t02 của n­ước cùng với thời gian đun là 7 phút.
  2. Trong lần TN thứ ba, lại để n­ước trong cốc đun trở lại nhiệt độ t01 ban đầu nh­ư lần TN thứ nhất. Điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I3=1,8A. Làm t­ương tự nh­ư trên để xác định các nhiệt độ đầu t01 và cuối t02 của nư­ớc cùng trong thời gian đun là 7 phút.
  3. Đo nhiệt lượng bằng calo: Q = 0,24I2Rt

  1Calo = 0,24J

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành phần mở rộng câu 2: Tìm hiểu tổng công suất của các nhà máy điện Việt Nam (SHDH/149)

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 8, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.