Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 18: CÔNG CƠ HỌC. CÔNG SUẤT (T2)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được ví dụ trong đó có lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
- Nêu được các ví dụ trong thực tế có công cơ học và koong có công cơ học.
- Phát biểu và viết được biểu thức tính công cơ học. Nêu được đơn vị đo công.
- Phát biểu và viết được công thức tính công suất. Nêu được đơn vị đo công suất. Tính được công suất trong trường hợp đơn giản.
- Kĩ năng
- Vận dụng công thức tính công cơ học trong các trường hợp phương của lực trùng với phương chuyển dời của vật. Tính được công cơ học trong trường hợp đơn giản.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất : Hình thành phẩm chất chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Công thức tính công
- Công suất
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Bài soạn, dụng cụ thí nghiệm, sưu tầm câu ca dao tục ngữ có từ công
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học : trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
2.2. Công thức tính công
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
|||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||||
GV: Tổ chức cho HS thảo luận: Trong đời sống hàng ngày người ta quan niệm rằng: Người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em HS ngồi học, con bò đang kéo xe đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là công cơ học. Vậy công cơ học là gì ? HS: thảo luận nhóm trả lời. |
A. Hoạt động khởi động |
|||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||||
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong SHD. HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lấy ý kiến đánh giá của HS khác. GV – HS: Chốt kiến thức
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Công thức tính công A = F.s Trong đó: A là công của lực F F là lực tác dụng vào vật (N) s là quãng đường vật dịch chuyển (m) Đơn vị: công là Jun Kí hiệu (J) 1J = 1N.m * Bài tập 1: Công của lực là: A = F.s => A = 200 . 100 = 20.000 (J) * Bài tập 2: Trọng lực tác dụng lên xe: P = 200.10 = 2000 N Công của trọng lực: 2000 . 500 = 1.000.000 (J) |
|||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||||
GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân câu 3, 4. HS – HS: Kiểm tra chéo. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm |
C. Hoạt động luyện tập Câu 3: F = 5000N s = 1km = 1000 m
A = ? Giải Công lực kéo của đầu tàu: A = F.s =>A = 5000.1000 = 5000000 J |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân câu 2.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu nội dung Vận chuyển trái đất. (SHDH)
- Sản phẩm nộp vào tiết sau.