Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 17: LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT VÀ SỰ NỔI (T2)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác – si – mét.
- Nêu được đặc điểm của lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật ở trong chất lỏng.
- Nêu được điều kiện khi nào vật chìm, nổi và lơ lửng ở trong lòng chất lỏng.
- Kĩ năng
- Có kĩ năng làm thí nghiệm đo được độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét.
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác – si – mét.
- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng liên quan đến lực đẩy, sự nổi trong thực tiễn đời sống.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý ; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất : Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Lực đẩy Ác-si-mét của vật nhúng trong chất lỏng
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Chậu đựng nước, khăn lau bàn. lực kế, Cốc nhựa, giá đỡ, quả nặng,
- Bảng kết quả thí nghiệm Bảng 17.1; Bảng 17.2
- Lực kế, giá đỡ, quả nặng, bình chia độ, nước muối, nước thường...
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
2.2. Trường hợp nhúng vật vào chất lỏng là nước muối đậm đặc.
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: Tổ chức cho HS thảo luận: Kéo gầu nước từ dưới giếng lên. Khi gầu còn ngập trong nước và khi gầu đã lên khỏi mặt nước. Em có thấy gì khác? HS: thảo luận nhóm trả lời. GV: Khi gầu còn ngập trong nước nhẹ hơn khi gầu lên khỏi mặt nước. Tại sao như vậy? |
A. Hoạt động khởi động |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học thực hành. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Giới thiệu dụng cụ TN. Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo các bước. HS: Thảo luận nhóm, tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào vở. GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm. HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm giờ thực hành. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức b) Trường hợp nhúng vật vào chất lỏng là nước muối đậm đặc: FA= PV - P1 ; PN = FA Bảng 17.2
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh lực đẩy Ác si mét khi kéo vật trong nước và khi kéo vật trong nước muối đậm đặc? HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. GV: Chốt đáp án |
C. Hoạt động luyện tập |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Treo vật vào một lực kế, lực kế chỉ 10N, nếu nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 6N. Em hãy xác định lực đẩy Ác si mét của nước tác dụng lên vật?
HS: Hoạt động cá nhân. Một HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét
GV: Chốt đáp án đúng.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV: Yêu cầu HS về tiến hành thí nghiệm và trả lời câu hỏi: Tại sao khi ngâm mình trong nước ta thấy nhẹ hơn so với lúc bình thường?