Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 20: CƠ NĂNG (T2)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của các khái niệm:
+ Cơ năng.
+ Thế năng trọng trường.
+ Thế năng đàn hồi.
+ Động năng.
- Kĩ năng
- Chỉ ra được dạng năng lượng vật đang có ở một số trường hợp cụ thể trong thực tiễn.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật,nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất : Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu về động năng, thế năng và cơ năng
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm hình 20.1; 20.2
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học : trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
2.2. Thế năng
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: Gợi mở, dẫn dắt HS vào bài mới: Tổ chức cho HS đọc thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng trong thực tế trả lời câu hỏi liên quan tới thế năng như SHD. HS: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi |
A. Hoạt động khởi động |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV giới thiệu mục đích thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và làm thí nghiệm như mô tả SHD - Treo bảng phụ kết quả thí nghiệm như SHD - Gọi một số nhóm cử đại diện trình bày kết quả thí nghiệm. HS: Mỗi nhóm đưa ra kết quả của nhóm mình, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. GV: Chốt kiến thức.
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức II- THẾ NĂNG 1. Thực hiện thí nghiệm a) Thí nghiệm 1: * (Ghi kết quả vào bảng 20.2) * Trả lời câu hỏi: - Quả cân A và A' có thực hiện công vì có công cơ học. - Công do quả cân A thực hiện sau mỗi lần thả AA4 > AA3 > AA2 > AA1 - A'A4 > A'A3 > A'A2 > A'A1 - So sánh AA < A'A vì mA' > mA - Cơ năng của 2 quả cân thuộc dạng thế năng chuyển hóa thành động năng. b) Thí nghiệm 2: (Thực hiện TN H20.2) - Trả lời câu hỏi: + Lò xo có thực hiện công vì lò xo bị nén sinh công. + Khi lò xo bị nén càng lớn thì sinh công càng lớn. + Cơ năng của lò xo thuộc dạng thế năng đàn hồi. 2. Trả lời câu hỏi: - Thế năng trọng trường của vật phụ thuộc vào yếu tố: Độ cao của vật - Thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồI- Độ biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn. 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: + 1. Thế năng trọng trường + 2. Càng lớn + 3. vị trí càng cao. + 4. Thế năng đàn hồi. +5. Càng lớn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập phần b, thế năng. HS – HS: Kiểm tra chéo. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm |
C. Hoạt động luyện tập b) Thế năng 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: + Nước ở trên cao có thế năng vì khi rơi xuống nó có thể thực hiện công cơ học. + Một lò xo bị nén có thế năng đàn hồi vì khi được buông ra có thể thực hiện công cơ học. +... Động năng.....Động năng....lớn hơn... 2. Thế năng trọng trường có thay đổi vì thế năng phụ thuộc vào độ cao. |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân bài tập ý 3, ý 4.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
Sản phẩm: ý 3: Mỗi thành viên trong gia đình có thế năng trọng trường vì thế năng phụ thuộc vào độ cao (Thế năng trọng trường bằng nhau).
ý 4: Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu cách dự trữ thế năng ở một số đồng hồ cổ.