Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 19: ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG (T3)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh họa.
- Kĩ năng
- Vận dụng định luật về công để giải thích mối quan hệ giữa lực và đường đi khi sử dụng máy cơ đơn giản.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật,nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Định luật về công
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Dụng cụ thí nghiệm mỗi nhóm có : 1 giá đỡ, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 thước thẳng.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
2.3. Luyện tập
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân câu 2. HS – HS: Kiểm tra chéo. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm
|
C. Hoạt động luyện tập 2. a) Khi kéo vật bằng ròng rọc động thì lực kéo chỉ bằng nửa trọng lượng F = P = 180 ( N) A = F.s =180.10 = 1800(N) b) Do có ma sát nên công của người công nhân đó là: A = 200. 10 = 2000 N |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập sau:
Bài tập: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng 1 vật lên cao 7 m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N Hỏi người công nhân đó đã thực hiện 1 công bằng bao nhiêu?
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
Sản phẩm: Kéo một vật lên cao nhờ một ròng rọc động thì được lợi 2 lần về lực, nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi.
Vật được nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn bằng 14m.
Công do người công nhân thực hiện là:
A = F.s = 160.14 = 2240J.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành bài tập:
Người ta dùng 1 mặt phẳng nghiêng để kéo 1 vật có khối lượng lên cao 2m
- a) Nếu không có lực ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng?
- b) Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.