Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 17: LỰC ĐẨY ÁC - SI - MÉT VÀ SỰ NỔI (T1)
I- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác – si – mét.
- Nêu được đặc điểm của lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật ở trong chất lỏng.
- Nêu được điều kiện khi nào vật chìm, nổi và lơ lửng ở trong lòng chất lỏng.
- Kĩ năng
- Có kĩ năng làm thí nghiệm đo được độ lớn của lực đẩy Ác – si – mét.
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác – si – mét.
- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng liên quan đến lực đẩy, sự nổi trong thực tiễn đời sống.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, tìm tòi, khám phá giải thích các hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý ; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Phẩm chất : Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II- TRỌNG TÂM
- Lực đẩy Ác-si-mét của vật nhúng trong chất lỏng
III- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Chậu đựng nước, khăn lau bàn. lực kế, Cốc nhựa, giá đỡ, quả nặng,
- Bảng kết quả thí nghiệm Bảng 17.1; Bảng 17.2
- Lực kế, giá đỡ, quả nặng, bình chia độ, nước muối, nước thường...
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
2.1. Trường hợp vật nhúng vào nước
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: Giới thiệu số tiết của bàI- Tổ chức cho HS quan sát hình 17.1, đọc thông tin, thảo luận nhóm bàn và đưa ra dự đoán. HS: Thảo luận nhóm đưa ra dự đoán và đưa ra phương án: Làm thế nào để đo được trọng lượng của nước và vật bị chiếm chỗ trong bình chia độ? |
A. Hoạt động khởi động
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
a, Trường hợp vật nhúng vào nước GV: Giới thiệu dụng cụ TN. Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo các bước. HS: Thảo luận nhóm, tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào vở. GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm. HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm giờ thực hành. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Thí nghiệm 2. Tiến hành thí nghiệm a) Trường hợp nhúng vật trong chất lỏng là nước thường: FA= PV - P1 PN = FA Bảng 17.1: |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân điền vào chỗ trống kết luận sau: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ ...... HS – HS: Kiểm tra chéo. GV: Chấm điểm một vài HS. Rút ra kết luận. |
C. Hoạt động luyện tập Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên.
|
D, E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Khi kéo một gàu nước từ giếng lên. Tại sao ta thấy nhẹ?
HS: Hoạt động cá nhân. Một HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét
GV: Chốt đáp án đúng.