Bài tập về đường trung trực của một đoạn thẳng

1. Cho $\widehat{xOy}=90^{\circ}$ và tia Oz nằm trong góc $\widehat{xOy}$. Trong nửa mặt phẳng bờ có chứa Ox, không chứa tia Oz vẽ góc $\widehat{mOx}=\widehat{zOy}$ và trong nửa mặt phẳng bờ có chứa tia Oy, không chứa tia Oz vẽ góc $\widehat{yOn}=\widehat{xOz}$. Trên tia Om đặt điểm M, trên tia On đặt điểm N sao cho OM = ON

a) Chứng tỏ rằng hai tia Om và On là hai tia đối nhau.

b) Chứng tỏ Oz là đường trung trực của đoạn MN.

2. Cho góc $\widehat{AOB}=a^{\circ}$ ($90^{\circ} < a^{\circ} < 180^{\circ}$), vẽ các tia OM $\perp $ OB và ON $\perp $ OA

a) Chứng tỏ: $\widehat{AOM} = \widehat{BON}$

b) Vẽ tia Ox và Oy theo thứ tự là tia phân giác của các góc $\widehat{AOM}$ và  $\widehat{BON}$. Chứng tỏ Ox $\perp $ Oy

c) Trong hình vẽ, những cặp góc nhọn nào có cạnh tương ứng vương gó

Bài Làm:

1. 

a) Ta có: $\widehat{mOx}=\widehat{zOy}$ (theo đề bài)

          $\widehat{nOy}=\widehat{xOz}$ (theo đề bài)

Suy ra $\widehat{mOx}+\widehat{nOy} = \widehat{zOy}+\widehat{xOz}$

Mà $\widehat{zOy}+\widehat{xOz}=90^{\circ}$ (theo đề bài)

Vậy $\widehat{mOx}+\widehat{nOy}=90^{\circ}$, do đó:

$\widehat{mOn}=\widehat{mOx}+\widehat{xOz}+\widehat{zOy}+\widehat{yOn}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$

Do đó hai tia Om và On là hai tia đối nhau.

b) Ta có: $\widehat{mOx}+\widehat{xOz}=\widehat{zOy}+\widehat{yOn}$

$\Rightarrow \widehat{mOz}=\widehat{zOn}=\frac{1}{2}\widehat{mOn}=\frac{1}{2}.180^{\circ}=90^{\circ}$

Hay $Oz \perp mn$, mà OM = ON nên Oz là đường trung trực của đoạn MN.

2. 

a) $\widehat{AOB}=a^{\circ}>90^{\circ}E nên các tia OM và ON nằm ở miền tron gcủa góc $\widehat{AOB}$. Suy ra:

$\widehat{AOM}+\widehat{MOB}=\widehat{AOB}$

$\Rightarrow \widehat{AOM}=\widehat{AOB}-\widehat{MOB}=a^{\circ}-90^{\circ}$

$ON \perp OA$ nên $\widehat{MON}+\widehat{AOM}=90^{\circ}$ (1)

$OM \perp AB$ nên $\widehat{MON}+\widehat{NOB}=90^{\circ}$ (2)

Từ (1) và (2) $\Rightarrow \widehat{AOM}=\widehat{NOB}=a^{\circ}-90^{\circ}$ (3)

b) Ox là tia phân giác của góc $\widehat{AOM}$ nên:

$\widehat{xOM}=\frac{\widehat{AOM}}{2}\Rightarrow \widehat{xOM} = \frac{a^{\circ}-90^{\circ}}{2}$ (4)

Ta có:

$\widehat{xOy} = \widehat{AOB} -(\widehat{AOx}+\widehat{BOy})$

= $a^{\circ}-\left ( \frac{a^{\circ}-90^{\circ}}{2}+\frac{a^{\circ}-90^{\circ}}{2} \right ) = a^{\circ}-(a^{\circ}-90^{\circ})$

$\Rightarrow Ox \perp Oy$

c) Những cặp góc nhọn có cạnh tương ứng vuông góc là:

$\widehat{AOx}$ và $\widehat{NOy}$ ($OA \perp ON; Ox \perp Oy$)

$\widehat{xOM}$ và $\widehat{yOB}$ ($Ox \perp Oy; OM \perp OB$)

$\widehat{AOM}$ và $\widehat{NOB}$ ($OA \perp ON; OM \perp OB$)

Xem thêm các bài Chuyên đề toán 7, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề toán 7, loạt bài giải bài tập Chuyên đề toán 7 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.