1. Nguồn gốc loài dê
Rất nhiều nhà khoa học ớ các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này song phần lớn ý kiến đều cho rằng: Dê là một trong những loài vật nuôi dược con người thuần hoá sớm nhất sau đấy là Chó (Zeuner, 1963).
Kết quả nghiên cứu các mảnh xương dê nhà tìm thấy ở bang Bell gần biên giới Caxpi, thông qua việc xác định niên đại băng C14, các nhà khoa học đã xác định rằng, dê nhà đã xuất hiện cách đây 6 - 7 nghìn năm trước công nguyên. Kết quả trên đây cũng phù hợp với kết quả xác định niên dại các mảnh xương dê nhà được tìm thấy ở di chỉ đồ đá mới cua Jeri.
Nhìn chung, khó xác định được thật chính xác thời điểm con người thuần hóa dê rừng là nơi đã thuần hóa dê đầu tiên. Nhưng với những dẫn liệu đặc biệt tìm thấy được gần đây người ta đã cho rằng: nơi thuần hóa các giống dê đầu tiên là ở châu Á (Devcndra và Nozawa. 1976), vào thiên niên kỷ thứ 7 - 9 trước công nguyên tại vùng núi Tây Á. Thực tế ngày nay người ta còn thấy nhiều loài dê nguyên thủy tới số lượng lớn ở thung lũng đầu nguồn sông Ấn và ở những dãy núi nằm ở phía đông sông này. Đây là vùng giáp ranh giữa vùng có dê rừng có sỏi trong dạ dày và vùng có dê Markhor. Phần lớn những dê rừng này có lông màu đen, lông dài ở khuỷu chân. Từ đây dê được phổ biến sang các vùng khác từ thời tiền sử hay cận đại và dã thích nghi dần với cuộc sống mới ở mỗi vùng. Giống như các vật nuôi khác sau khi thuần hóa, ban đầu dê dược nuôi để lấy thịt, sau đó nuôi đê lấy sữa cũng được con người tiến hành sớm hơn cả bò sữa, vì vãi sữa dê đơn giản hơn với sữa bò.
2. Khái niệm về loài dê
Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ Bovidae. Chúng là loài gia súc, có sau chó và có lẽ cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da dê. Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ, và là một đối tượng của việc chăn nuôi gia súc lấy sữa. Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như châu Phi đến những vùng lạnh như châu Âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.
3. Phân loại dê
Dê được phân làm hai nhóm là dê hoang và dê nhà:
- Dê hoang (Capra aegagrus) hay dê núi, dê rừng sống thành bầy đàn và sống ở những môi trường như rừng, đồi núi...
- Dê nhà (Capra aegagrus hircus) cũng sống thành bầy đàn nhưng được con người chăn nuôi và sống ở chuồng, hoặc một vùng đất của chủ đàn dê được chăn nuôi ở vùng đất đó... Dê nhà nuôi để khai thác những giá trị kinh tế có từ dê.
4. Đặc điểm chung của loài dê
Hình dáng
Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống. Ở dê cả con đực và con cái có thể có sừng hoặc không có sừng. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...). Cả dê cái và dê đực đều có râu tùy loài.
Tiêu hóa
Dê thuộc loại súc vật nhai lại như trâu, bò, cừu... Bộ máy tiêu hóa của dê được cấu tạo để có thể tiêu hóa được đủ loại thức ăn khác nhau (như vỏ cây, các loại cây cằn cỗi...). Miệng của dê tuy nhỏ nhưng môi lại rất mềm nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn (như cỏ, cành, lá, gai góc, vỏ cây...). Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh khác nhau, các gai này không những phân biệt được mùi vị mà còn có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn.
Hàm trên không có răng cửa nhưng thay vào đó là một khối xương lớn, có thể coi như một răng cửa lớn đối diện với 8 răng cửa ở hàm dưới. Dê dùng răng cửa ở hàm dưới cắt nhỏ những đồ ăn dài và cứng (như cành, bụi cây...) bằng cách nghiến vào khối xương ở hàm trên, sau đó dùng 12 cặp răng hàm để nghiền thêm. Khi ăn, dê dùng lưỡi để vơ lấy đồ ăn. Dê không nhai kỹ mà chỉ nhai sơ qua rồi nuốt nhanh.
Dạ dày của dê là một cơ quan rất lớn, dung tích có thể lên tới 30 lít chiếm hết xoang bụng bên trái, được chia thành 4 ngăn với các chức năng riêng biệt, có thể coi như 4 dạ dày nhỏ. Bốn túi này có kích thước và công dụng khác nhau, gồm:
- Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm khoảng 80% thể tích toàn dạ dày dùng để chứa thức ăn vừa nuốt vào.
- Dạ tổ ong là túi nhỏ nhất, dung tích chiếm khoảng 1-2 lít toàn dạ dày, mặt trong có nhiều ô năm góc, dùng để nghiền thức ăn.
- Dạ lá sách lớn hơn dạ tổ ong, mặt trong có nhiều lá thịt mỏng xếp lại (như các trang sách), dùng để ép thức ăn thu hút những chất dinh dưỡng dưới thể lỏng.
- Dạ múi khế dài khoảng 40 cm có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu nên mềm và xốp.
Thức ăn sau khi qua 4 túi của dạ dày sẽ được chuyển tới ruột non gồm các tuyến nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, phần dư thải còn lại sẽ được tống xuống ruột già để bài tiết ra ngoài.
Sinh trưởng
Dê là loài động vật có khả năng sinh sản rất nhanh (hơn cả bò, trâu...). Đa số các loài dê đến 6-8 tháng tuổi là đến tuổi động dục. Thời gian dê mang thai khoảng 140 ngày. Chính vì tốc độ sinh sản nhanh cùng với thói quen ăn nhiều của dê mà ở có một số khuyến cáo không nên thả rông dê nhà mà không kiểm soát.
Bài tập & Lời giải
Dê trong các nền văn hóa trên thế giới
Xem lời giải
Những tập tính thú vị của loài dê
Xem lời giải
Sự phân bố rộng khắp của loài dê trên thế giới
Xem lời giải
Dê - loài động vật có khả năng leo trèo đỉnh cao
Xem lời giải
Sự thật bất ngờ về loài dê có thể bạn chưa biết