Loài hổ và những điều cần biết

Nổi tiếng với biệt danh "chúa sơn lâm", hình ảnh con hổ đã đi vào nền văn hóa của nhiều quốc gia từ lâu nay. Chúng biểu trưng cho sự mạnh mẽ, thống trị, khiến muôn loài khiếp sợ. Hổ là loài động vật săn mồi nguy hiểm, tuy nhiên lại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao và được chính phủ bảo hộ. Hãy cùng ConKec tìm hiểu thêm về "vị vua của rừng xanh" này nhé.

1. Khái niệm về loài hổ

Hổ (Panthera tigris), còn gọi là cọp hay hùm, là một loài động vật có vú thuộc Họ Mèo (Felidae), và là một trong năm loài "mèo lớn" thuộc chi Panthera. Hổ là một loài thú ăn thịt, chúng dễ nhận biết nhất bởi các sọc vằn dọc sẫm màu trên bộ lông màu đỏ cam với phần bụng trắng. Hổ là loài lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ 3 trong các loài thú ăn thịt (sau gấu Bắc Cực và gấu nâu).

2. Phân loại hổ

Theo thống kê, có 9 loài hổ khác nhau trên thế giới trong đó có 3 loài đã tuyệt chủng.

Các loài hổ đã tuyệt chủng bao gồm:

  • Hổ Bali (Panthera tigris balica)
  • Hổ Java (Panthera tigris sondaica)
  • Hổ Ba Tư hay hổ Caspi (Panthera tigris virgata)

6 loài hổ còn tồn tại gồm có:

  • Hổ hoa nam (Panthera tigris amoyensis): Còn 59 cá thể đang được nuôi nhốt tại Trung Quốc và có nguy cơ tuyệt chủng cao vì số lượng con non được sinh ra khá ít (6 con).
  • Hổ Sumatra (Panthera tigris sumatrae): Sinh sống ở đảo Sumatra – Indonesia. Quần thể hoang dã tồn tại với số lượng từ 400 – 500 con ở 5 vườn quốc gia trên đảo.
  • Hổ Siberia (Panthera tigris altaica): Còn được gọi là hổ Amur, hổ Mãn Châu. Số lượng của loài này còn khoảng 540 con và tồn tại ở Nga và Đông Bắc Trung Quốc.
  • Hổ Mã Lai (Panthera tigris jacksoni): Số lượng cá thể trên thế giới là khoảng 600 – 800 và xuất hiện chủ yếu ở bán đảo Mã Lai.
  • Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti): Quần thể của loài này ước tính vào khoảng 1.200 – 1.800 cá thể. Phân bố chủ yếu ở các nước Việt Nam, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và Myanmar.
  • Hổ Bengal (Panthera tigris tigris): Số lượng loài khoảng 2.000 con sinh sống rải rác ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Trung Quốc.

Như vậy, mặc dù là một loài thú dữ nhưng số lượng của hổ trên thế giới không còn nhiều và đối mặt với nguy cơ bị đe dọa.

Loài hổ và những điều cần biết

3. Đặc điểm chung của loài hổ

Kích thước

Trên thế giới có rất nhiều giống hổ, tùy thuộc vào vị trí địa lý và môi trường khí hậu thì lại có kích thước khác nhau. Trung bình hổ đực dài từ 2.6 đến 3.3m, nặng từ 150 đến 360 kg. Hổ cái dài trung bình từ 2.3 đến 2.75m, nặng trung bình từ 100 đến 160kg.

Loài hổ lớn nhất thế giới là giống hổ Siberi với chiều dài có thể đạt đến 3.5m và cân nặng là 360kg. Loài hổ nhỏ nhất thế giới là giống hổ Sumatra với chiều dài khoảng 2.6m và cân nặng trung bình từ 75 đến 140kg.

Loài hổ nói chung đều có thân hình dài, thon để dễ dàng di chuyển và săn mồi.

Màu sắc

Đa phần các giống loài hổ có màu vàng, sọc đen trắng ở ngực, đuôi, chân và cổ. Màu lông vàng có thể thay đổi từ vàng đậm, cam cho đến đỏ nhất. Cũng có nhiều biến thể về màu lông khác nhau được ghi nhận lại như:

  • Hổ trắng: sọc lông màu trắng đen. Đây là một số cá thể hiếm hoi tổng hợp lên tính trạng gen lặn, chứ không phải bị bệnh bạch tạng.
  • Hổ vàng: màu lông vàng nhạt hơn màu lông của hổ bình thường, màu sọc đen cũng chuyển thành sọc nâu.
  • Hổ đen: do cơ thể nhiễm các sắc tố của môi trường sống, lông cũng dần chuyển thành màu đen để thích nghi.

Loài hổ và những điều cần biết

4. Phân bố của loài hổ

Môi trường sống của hổ là các cánh rừng rậm rạp hoặc có các đồng cỏ lớn, nơi chúng có thể nguy trang dễ dàng để săn mồi hoặc lẩn tránh kẻ thù. Hổ có khả năng leo trèo rất tốt, chỉ kém mèo nhà, tuy nhiên chúng lại rất phát triển về khả năng bơi lội.

Trong tự nhiên, hổ sống đơn độc và chỉ kết đôi khi đến mùa giao phối. Chúng là mắt xích cuối cùng trong các chuỗi thức ăn. Tất cả các loài động vật đều có thể là con mồi của hổ, chủ yếu là các loài động vật tầm trung như hươu, nai, trâu, bò…đến các loài động vật cỡ nhỏ như thỏ, gà, vịt… Các loại động vật lớn như voi cũng có thể trở thành con mồi của hổ trong những hoàn cảnh đặc biệt.

Hiện nay, hổ sinh sống và phân bố tại các nước châu Á như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Malaysia, Lào, Campuchia, Thái Lan… Ở Việt Nam, số lượng hổ đang có xu hướng giảm dần, chỉ còn sinh sống ở các vùng rừng hẻo lánh tại biên giới các nước Việt Nam-Lào, Nghệ An, Lâm Đồng.

 

Bài tập & Lời giải

Bất ngờ với lượng thức ăn khổng lồ của hổ

Xem lời giải

Hổ - loài sát thủ săn mồi với cú vồ chết chóc

Xem lời giải

Hổ và những vụ tấn công con người

Xem lời giải

Tìm hiểu hình ảnh con hổ trong nền văn hóa Việt Nam

Xem lời giải

Những sự thật thú vị về loài hổ, bạn đã biết hay chưa?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: