Loài gà và những sự thật có thể sẽ khiến bạn bất ngờ
Bài Làm:
1. Gà biết bay, chúng hoàn toàn có thể cất cánh bay đủ cao để bay qua một hàng rào hay bay lên một cành cây.
2. Gà nhà chỉ bay khi chúng muốn thoát ra khỏi nơi nguy hiểm hoặc đe dọa nguy hiểm
3. Thời gian bay kỷ lục của loài Gà là 13 giây.
4. Gà có thể phân biệt được hơn 100 khuôn mặt khác nhau của các thành viên trong loài. Vì vậy, có thể nói rằng voi chưa hẳn là loài động vật có trí nhớ “siêu phàm” nhất. Ngoài ra, một con gà trưởng thành cũng được cho là thông minh hơn một đứa trẻ mới biết đi.
5. Gà cũng có thể nhìn thấy và phân biệt được đầy đủ các màu chứ không hề mù màu như những gì bạn nghĩ.
6. Gà là loài gia cầm được nuôi nhiều nhất trên thế giới với số lượng khoảng 25 tỷ con.
7. Gà thực chất là một loài chim được con người thuần hóa từ cách đây hàng nghìn năm.
8. Mọi loài gà đều có tổ tiên ở Đông Nam Á trước khi di cư đến những khu vực khác trên địa cầu.
9. Loài người đã bắt đầu nuôi gà từ cách đó 5.400 năm trước.
10. Hầu hết các loài gà ban đầu đều được thuần dưỡng để phục vụ cho các cuộc thi chọi gà chứ không phải để lấy thịt như hiện nay.
11. Gà mái sẽ “cục tác” liên tục với âm lượng lớn ngay sau khi đẻ xong và những lúc bị lạc con.
12. Gà có giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp gồm hơn 24 tiếng kêu khác nhau với mục đích cảnh báo cho đồng loại về các mối đe dọa mà chúng nhìn thấy. Đôi khi, cuộc trò chuyện cũng chỉ đơn giản là để gà mẹ biết rằng các con của mình vẫn cảm thấy an toàn.
13. Khi ấp, gà mái sẽ đảo trứng của mình khoảng 50 lần một ngày; ngoài ra, gà mẹ cũng sẽ bắt đầu gọi con của mình ngay từ khi trứng còn chưa nở.
14. Gà có thể mơ, đồng thời cũng có thể cảm nhận được sự đau khổ và nỗi buồn như con người.
15. Gà mái ngoài tự nhiên không qua môi trường nuôi nhốt chỉ đẻ khoảng 10 – 15 trứng một năm. Ngược lại, gà mái công nghiệp lại sản xuất trứng mỗi ngày.
16. Gà không chỉ ăn các loại hạt, côn trùng nhỏ mà chúng còn ăn cả những con mồi có kích cỡ lớn hơn gấp nhiều lần như thằn lằn hay chuột.
17. Gà có thể ăn cả sỏi đá.
18. Gà mái sẽ giao phối với nhiều con gà trống khác nhau trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, sau khi giao phối, chúng sẽ quyết định sinh con cho con gà trống nào mà nó muốn. Đặc biệt, nếu đột nhiên không muốn tiếp tục sinh con với gà trống đã chọn, gà mái cũng có thể bài tiết tinh trùng đó ra ngoài.
19. Gà trống thu hút gà mái bằng cách thực hiện một điệu nhảy nhỏ gọi là “tidbitting” và tạo ra âm thanh đặc biệt (gọi là cuộc gọi thực phẩm) rồi di chuyển đầu lên xuống, vừa nhặt vừa thả thức ăn. Kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học cho rằng, cái yếm thịt dưới mỏ gà trống là điểm chú ý đặc biệt giúp chúng thu hút gà mái mỗi khi nhảy “tidbitting”.
20. Gà trống sẽ kêu “túc túc túc” để thông báo cho cả đàn biết rằng nó vừa tìm thấy thức ăn; trong khi gà mái thì lại “im lặng” coi như chả có điều gì nếu chúng cũng phát hiện điều tương tự.