I. Nguồn gốc cây lúa
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hoá là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima).
Lúa châu Phi đã được thuần hóa từ khoảng 3.500 năm trước. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal. Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các giống châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11.
Tổ tiên của lúa châu Á O. sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới.
II. Các loại giống lúa phân loại theo loại hình sinh thái địa lý
Dựa trên cơ sở kiểu gen và môi trường là một khối thống nhất, các vùng sinh thái địa lý khác nhau với sự tác động của con người tới cây lúa khác nhau thì có các nhóm sinh thái địa lý chứa kiểu gen khác nhau. Theo Liakhovkin A.G (1992) cây trồng có 8 nhóm sinh thái địa lý sau đây:
- Nhóm Đông Á: bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc trưng của nhóm sinh thái địa lý này chịu lạnh rất tốt và hạt khó rụng
- Nhóm Nam Á: từ Pakistan sang vùng bờ biển phía Nam Trung Quốc đến Bắc Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của nhóm sinh thái địa lý này kém chịu lạnh, phần lớn có hạt dài và nhỏ
- Nhóm Philippin: nhóm lúa điển hình nhiệt đới không chịu lạnh. Toàn bộ vùng Đông Nam Châu Á. Nam Việt Nam nằm trong nhóm này.
- Nhóm Trung Á: bao gồm toàn bộ các nước Trung Á. Đây là nhóm lúa hạt to, khối lượng 1000 hạt đạt trên 32g, chịu lạnh và chịu nóng
- Nhóm Iran: bao gồm toàn bộ các nước Trung Đông xung quanh Iran, đây là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình chịu lạnh điển hình, hạt to, đục và gạo dẻo.
- Nhóm Châu Âu: bao gồm toàn bộ các nước trồng lúa ở Châu Âu như Nga, Italia, Tây Ban Nha... là nhóm sinh thái địa lý với các loại hình Japonica chịu lạnh, hạt to, gạo dẻo nhưng kém chịu nóng.
- Nhóm Châu Phi: nhóm lúa trồng thuộc loại Oryza glaberrima
- Nhóm Châu Mỹ latinh: gồm các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ: là nhóm lúa cây cao, thân to, khoẻ, hạt to, gạo trong và dài, chịu ngập, chống đổ tốt.
III. Đặc điểm cây lúa
- Khi cây lúa trồng được khoảng 1 năm sẽ có chiều cao khoảng 1-1,8m, thậm chí có những cây cao hơn với các lá mỏng, hẹp khoảng 2- 2,5cm và dài 50-100cm.
- Rễ của cây lúa thuộc loại rễ chùm, trong thời kỳ trổ bông rễ của cây lúa có thể dài tới 2-3km.
- Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa sẽ khiến lá lúa có màu sắc khác nhau, khi lúa chín sẽ ngả sang màu vàng.
- Hoa của cây lúa thuộc loại hoa nhỏ, màu trắng sữa, tụ thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, với chiều dài khoảng 35-50cm.
- Hạt lúa là hạt loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài khoảng 5-12 mm và dày 2-3 mm.
- Mạ là tên gọi khác của cây lúa non
- Sau khi hạt lúa được ngâm ủ sẽ được gieo vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ.
- Mạ sẽ được gieo trên một ruộng riêng, sau đó người nông dân sẽ nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
- Sản phẩm thu được từ hạt lúa là cây lúa.
- Sau khi xát bỏ lớp ngoài thu được gạo là sản phẩm chính, còn cám và trấu là các phụ phẩm.
III. Giá trị của cây lúa
- Giá trị dinh dưỡng
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì.
- Giá trị sử dụng
Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,… Gạo còn dùng để cất rượu, cồn,… Người ta không thể nào kể hết công dụng của nó.
Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn…
Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic….
- Giá trị thương mại
Trong điều kiện hiện tại , thương mại gạo toàn cầu chỉ chiếm 1% trong giao dịch thương mại thế giới. Nhiều quốc gia xem gạo là lương thực chiến lược, và Chính phủ tham gia vào việc hoạch định chính sách và kiểm soát tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Các nước đang phát triển đóng vai trò chính trong thương mại gạo thế giới, chiếm 83% xuất khẩu và 85% của nhập khẩu. Trong khi có những nhà nhập khẩu nhiều gạo, xuất khẩu gạo hạn chế. Chỉ năm quốc gia là Thái Lan , Việt Nam , Trung Quốc , Hoa Kỳ và Ấn Độ - chiếm khoảng ¾ lượng gạo xuất khẩu thế giới.
Bài tập & Lời giải
Qúa trình sinh trưởng và chăm bón giúp cây lúa phát triển mạnh
Xem lời giải
Khám phá 17 điều thú vị từ hạt gạo có thẻ nhiều người chưa biết
Xem lời giải
Những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ gạo nếp và gạo lứt
Xem lời giải
Các loại gạo lứt cùng những công dụng đáng kinh ngạc