1. Gọi là cây nấm là đúng hay sai?
Theo quan niệm cũ, nấm được coi là thực vật - thực vật không có diệp lục (sắc tố xanh). Nghiên cứu hiện đại cho thấy nấm có nhiều đặc điểm khác với thực vật
- Nấm không có khả năng quang hợp - nghĩa là nấm không tự tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và khí cacbonic nhờ ánh nắng mặt trời. Nấm lấy chất hữu cơ từ các nguồn hữu cơ khác
- Vách tế bào nấm chủ yếu là chitin và glucan
- Nấm dữ trữ đường dưới dạng glucogen thay vì tinh bột
=> Vì lý do đó, người ta cho rằng cần tách nấm ra khỏi giới thực vật và thành lập một giới riêng, gọi là giới nấm
2. Vì sao nấm lại có "mũ" trên đầu?
Đó là vì cây nấm là loại thực vật không có rễ với cấu trúc thân không giống như các loài thực vật bình thường. Phần mũ phình to ở phía trên cây nấm giúp nó dự trữ được nhiều dưỡng chất để nuôi cơ thể. Phần mũ còn bảo vệ gốc nấm, nơi chứa nhiều bo mạch thần kinh giúp lưu thông các chất dinh dưỡng trong cơ thể nấm.
3. Tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?
Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc "cảnh báo". Đây là một đặc điểm thích nghi vì nó "cảnh báo" cho các động vật ăn nấm là chúng chứa chất độc. Thực tế, khi động vật ăn phải nấm độc có màu sắc sặc sỡ thì sau đó nhìn thấy nấm có màu sắc sặc sỡ sẽ không dám ăn nên loại nấm có màu sắc sặc sỡ phát triển mạnh.