1. Gạo nếp là gì?
Gạo nếp (hay gạo sáp) là loại gạo hạt ngắn phổ biến ở các nước châu Á, có độ kết dính đặc biệt khi nấu, đem lại sự dẻo thơm cho món ăn.
Gạo nếp có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất hơn so với những loại gạo khác, nhất là gạo nếp cẩm. Theo nghiên cứu khoa học, gạo nếp cẩm là một loại “siêu thực phẩm”, trong thành phần có nhiều chất sắt, chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin E. Chất xơ không hoà tan, các chất chống oxi hóa trong gạo nếp có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả.
2. Gạo tẻ là gì?
Gạo tẻ là loại lương thực, thực phẩm quan trọng đối với con người và là thực phẩm không thể thiếu trong những bữa ăn hàng ngày. Loại gạo này thường được dùng để nấu cơm hoặc dùng làm một số món bánh khác nhau. Gạo tẻ có tính mát, vị ngọt, vì thế khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.
Trong thành phần của gạo tẻ, có chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Tinh bột, Protein, Vitamin, B1, Niacin, Vitamin C, Canxi, Sắt… Như vậy, có thể thấy rằng gạo tẻ có rất nhiều dưỡng chất quan trọng và những chất chống lại quá trình thâm nhập của vi khuẩn, giúp cung cấp dinh dưỡng và lượng calo cần thiết cho cơ thể.
3. Tại sao gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ?
Kết cấu tinh bột gạo chia ra làm hai loại: Tinh bột chuỗi nhánh và tinh bột chuỗi thẳng. Gạo có nhiều tinh bột chuỗi nhánh, tính dính sau khi nấu rất nhiều, còn nếu chứa nhiều tinh bột chuỗi thẳng thì tính dính có phần ít hơn. 80% trong gạo nếp là tinh bột chuỗi nhánh nhiều hơn hẳn so với một loại lúa nước khác như lúa tẻ có hạt nhỏ dài, chủ yếu chứa tinh bột chuỗi thẳng nên sau khi nấu thành cơm thì không dính lắm.