Giải thích: Vì sao cây cối cũng cần phải ngủ?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng ngủ của thực vật, cho rằng sở dĩ cây cối cần phải ngủ có lẽ vì những nguyên nhân sau đây: Một là ban đêm lạnh hơn ban ngày, ban đêm lá và hoa khép lại có thể tránh được sự xâm nhập và tiến công của sương giá. Hai là khép lại có thể giảm bớt được sự bay hơi của nước, có tác dụng duy trì được độ ẩm thích hợp.

1. Vì sao cây cối cũng cần phải "ngủ"?

Thực vật cũng như động vật, đều cần phải ngủ.

Lá cây biết ngủ thì hoa cũng biết ngủ. Ban đêm, hoa nhỏ của cây bồ công anh vươn thẳng lên khép lại, hoa cà rốt chúc đầu xuống… đều chứng tỏ chúng đã đi vào “xứ mộng mơ”. Còn những loài như hoa huệ, “hoa nở đêm”… đều nở trong đêm, vì “làm ca đêm” nên chuyển sang ngủ ngày.

Giấc ngủ của cây cối có liên quan tới độ sáng hay tối của ánh sáng, nhiệt độ cao hay thấp và không khí khô hay ẩm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng ngủ của thực vật, cho rằng sở dĩ cây cối cần phải ngủ có lẽ vì những nguyên nhân sau đây:

Một là ban đêm lạnh hơn ban ngày, ban đêm lá và hoa khép lại có thể tránh được sự xâm nhập và tiến công của sương giá. Hai là khép lại có thể giảm bớt được sự bay hơi của nước, có tác dụng duy trì được độ ẩm thích hợp. Có một số lá cây nhiệt đới ban ngày thường khép lại cũng là để giảm bớt sự bay hơi nước trên mặt lá. Ba là cây nở hoa ban đêm thì ban ngày ngủ, có tác dụng phòng ngừa hơi nước và nhiệt độ cơ thể mất mát quá nhiều, và phòng ngừa sự quấy rối của côn trùng. Ngoài ra còn có những giải thích như khống chế sự thay đổi nồng độ của ion kali và đồng hồ sinh vật.

Tóm lại, giấc ngủ của thực vật cũng giống như giấc ngủ của con người và động vật, đều là một loại bản năng tự bảo vệ, đều vì sự sinh tồn và phát triển tốt hơn cho bản thân.

2. Vì sao đặt nhiều cây xanh vào ban đêm trong phòng ngủ sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở?

Vào ban đêm, cây xanh thải ra hơi nước và khí Cacbonic. Con người và cây xanh sẽ đồng thời hấp thu khí oxi và thải ra khí cacbonic. Cộng với đó là thói quen đóng kính cửa phòng, khiến cho không khí trong phòng không thể trao đổi ra bên ngoài. Đây là một trong những nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn hàng đêm. Bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, khiến giấc ngủ không được sâu và có thể gây nên những cơn ác mộng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà cây xanh được coi là yếu tố không tốt lành cho phòng ngủ, theo như phong thủy của bạn. Mặt khác, cây xanh đại diện cho nguồn năng lượng dương mạnh mẽ, thể hiện của sự sống, sự vươn lên, và đây chắc chắn sẽ không phải là lựa chọn lý tưởng cho việc trồng cây trong phòng ngủ, nơi cần sự yên tĩnh, nhẹ nhàng, thư giãn để dễ dàng đi vào giấc ngủ.

3. Một số loài cây nhả khí oxy vào ban đêm, thanh lọc không khí

  • Cây lưỡi hổ hấp thu nhiều khí CO2 vào ban đêm và 107 độc tố khác
  • Cây dây nhện hút khí độc, thanh lọc không khí rất tốt
  • Cây phú quý sản xuất lượng lớn khí oxy, làm sạch không khí trong nhà
  • Cây lan ý đẹp sang không gian, hút khí độc
  • Cây trầu bà máy lọc không khí hiện đại
  • Cây nha đam nhả Oxy vào ban đêm được NASA sử dụng
  • Vạn niên thanh hút khí độc từ máy tính vượt trội
  • Cây bồ đề nhả khí Oxy, làm sạch không gian
  • Cây hoa đồng tiền cam duy trì sự trong lành
  • Cây hương nhu tía hương thơm dễ chịu

Xem thêm các bài Khám phá thực vật, hay khác: