1. Cây mía là gì?
Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía (Saccharum), bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo (Poaceae), bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới. Chúng có thân to mập, chia đốt, chứa nhiều đường, cao từ 2-6 m. Tất cả các dạng mía đường được trồng ngày nay đều là các dạng lai ghép nội chi phức tạp. Chúng được trồng để thu hoạch nhằm sản xuất đường.
2. Tại sao mía có phần gốc ngọt hơn phần ngọn?
Đường trong thân mía do lá mía tổng hợp nên. Lượng đường được chuyển từ lá về thân tạo nên nguồn dinh dưỡng cần cho quá trình phát triển của cây mía, phần còn lại được tích trữ. Tất cả các loài thực vật đều mọc cao dần từ gốc, do đó đường của cây mía ban đầu cũng được dự trữ ở phần gốc, cây mía mọc cao lên từng đốt một, càng lên cao lượng đường càng ít hơn. Chính vì vậy mà phần gốc cây mía thường ít ngọt hơn phần ngọn rất nhiều.
3. Tại sao cây mía bị ngắt phần ngọn vẫn có thể dài ra được?
Cây mía, cây tre, cây nứa khi ngắt ngọn thì thân cây vẫn dài ra được vì các cây này là thực vật một lá mầm, ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh lóng nằm ở vị trí giữa hai lóng (2 đốt của thân) giúp cho cây dài ra.