1. Khoai tây là gì?
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.
2. Vì sao khoai tây mọc mầm thì không thể ăn được?
Bên ngoài khoai tây có rất nhiều các lỗ nhỏ, mọi người gọi chúng là mắt mầm. Mỗi khi trời ấm áp, trong mắt mầm lại nhú ra một cái mầm màu tím xanh, mầm này có chứa chất độc gọi là "kiềm long quỳ". Chất này có tính độc rất mạnh, nếu ăn phải khoai tây có mầm này thì sẽ ói mửa, buồn nôn, đau bụng, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng, cho nên nhất định không được ăn khoai tây mọc mầm.
3. Cách loại bỏ độc tố trong khoai tây
Để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh. Trước khi chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
Dấu hiệu bị ngộ độc khoai tây nhẹ thì xuất hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Trầm trọng hơn có thể bị đau đớn, như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn...
Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1 - 3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí nguy hại đến tình mạng, mặc dù rất hiếm. Vì vậy khi có dấu hiệu ngộ độc, cần gặp bác sĩ để có sự hỗ trợ sớm.