I. Lịch sử và nguồn gốc cây ngô
Lịch sử vnghiên cứu thuộc các lĩnh vực khảo cổ, di truyền học, thực vật học, dân tộc học và địa lý học…quan tâm và đưa ra nhiều giả thuyết. Có giả thuyết cho là nguồn gốc cây ngô khoảng năm 5.500 tới 10.000 trước công nguyên (TCN). Những nghiên cứu về di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần hóa ngô diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gầngiống nhất với ngô ngày nay vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas. Liên quan đến khảo cổ học, người ta cũng đã phát hiện các bắp ngô có sớm nhất tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN, các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750 TCN. Một số giả thuyết cho rằng, có lẽ sớm nhất khoảng năm 1500 TCN, ngô bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, ngô là lương thực chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe. Với người dân bản xứ tại đây, ngô được suy tôn như bậc thần thánh và có tầm quan trọng về mặt tôn giáo do ảnh hưởng lớn của nó đối với đời sống của họ.
Việc gieo trồng ngô đã lan rộng từ Mexico vào tây nam Hoa Kỳ sau đó vào đông bắc nước này cũng như đông nam Canada, làm biến đổi cảnh quan các vùng đất này do thổ dân châu Mỹ đã dọn sạch nhiều diện tích rừng và đồng cỏ để trồng ngô. Ngô lan truyền sang châu Âu và phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ
Ngô được đưa vào châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha trong chuyến thám hiểm thứ hai của Columbus vào khoảng năm 1494. Người châu Âu đã nhận biết được giá trị của nó và nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Vào những năm đầu của thế kỷ XVI, bằng đường thủy các tầu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa cây ngô ra hầu hết các lục địa của thế giới cũ. Năm 1517, ngô xuất hiện ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức. sau đó là nam châu Âu và Bắc Phi. Năm 1521, ngô đến Đông Ấn Độ và quần đảo Indonesia. Vào khoảng năm 1575 ngô đến Trung Quốc.
II. Đặc điểm cơ bản của cây ngô
- Rễ ngô: Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Độ sâu và sự mở rộng của rễ phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu và độ ẩm của đất. Ngô có 3 lọai rễ chính: Rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
- Thân ngô: đặc, khá chắc có đường kính từ 2 - 4cm tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Chiều cao của thân ngô khoảng 1,5 - 4m. Thân chính của ngô có nguồn gốc từ chồi mầm. Từ các đốt dưới đất của thân chính có thể phát sinh ra 1 - 10 nhánh (thân phụ). Thân trưởng thành gồm nhiều lóng, nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ.
- Lá ngô điển hình được cấu tạo bởi bẹ lá, bản lá (phiến lá) và lưỡi lá (thìa lìa, tai lá). Tuy nhiên có một số loại không có thìa lìa làm cho lá bó, gần như thẳng đứng theo cây. Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân lá thay đổi tùy theo từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ chặt với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 - 16 lá, giống ngô trung bình: 18 - 20 lá, giống ngô dài ngày thường có trên 20 lá.
- Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh. Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của bắp ngô.
- Hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25 cm (4 - 10 inch), chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
III. Giá trị dinh dưỡng của ngô
- Ngô không chỉ cung cấp lượng calo cần thiết cho sức khỏe, sự trao đổi chất hàng ngày, mà còn là một nguồn giàu các vitamin A, B, E và khoáng chất.
- Ngô là một trong những loại ngũ cốc có hàm lượng calo cao, hàm lượng calo trong ngô là 342 calo trong 100gram
- Một cốc ngô có đến 18,4% lượng chất xơ cung cấp hàng ngày. Chất xơ giúp kích thích chuyển động ruột và kích thích dịch dạ dày và mật. Nó cũng có thể làm chậm làm giảm nguy cơ của hội chứng ruột kích thích (IBS) và tiêu chảy.
- Ngô rất giàu thành phần vitamin B, đặc biệt là Thiamin và Niacin. Thiamin là điều cần thiết cho việc duy trì sức khỏe thần kinh và chức năng nhận thức. Thiếu hụt niacin dẫn đến Pellagra; một bệnh đặc trưng của tiêu chảy, mất trí nhớ và viêm da mà thường được quan sát thấy ở những người bị suy dinh dưỡng.
- Ngô cũng là một nguồn tốt của axit Pantothenic. Ngô cung cấp một tỷ lệ lớn các yêu cầu folate hàng ngày, trong khi các hạt ngô rất giàu vitamin E, một chất chống oxy hóa tự nhiên cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
- Ngô có chứa khoáng chất phong phú lợi cho cơ thể. phốt pho, cùng với magiê, mangan, kẽm, sắt và đồng. Nó cũng chứa các khoáng vi lượng như selen, rất khó để tìm thấy trong hầu hết các chế độ ăn bình thường....
Bài tập & Lời giải
Cây ngô và những câu hỏi vì sao nhiều người chưa lí giải được
Xem lời giải
Râu ngô tưởng vô dụng hóa ra lại công dụng bất ngờ
Xem lời giải
Những giống ngô có màu sắc nhìn đã con mắt
Xem lời giải
Nhận dạng giai đoạn hình thành và phát triển của hạt ngô