Lá của thực vật có màu xanh vì bên trong lá có chất diệp lục, cũng chính vì có chất diệp lục mà cây cỏ mới tiến hành quang hợp được.
1. Lá là gì?
- Lá là một cơ quan của thực vật có mạch và là phần phụ thuộc ở bên chính của thân cây.[1] Lá và thân cây hợp lại tạo nên chồi cây.
2. Cấu tạo của lá
- Cuống lá: Cuống lá là phần gắn liền giữ phiến lá và thân cành, cuống lá có chức năng nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng giữa thân cây và phiến lá. Cuống lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào điều kiện. Đôi khi cuống lá còn đóng vai trò quang hợp (xem thêm cuống dạng lá).
- Gân lá: Là bộ phận đóng vai trò xương sống cho phiến lá, nâng đỡ phiến lá và dẫn truyền chất dinh dưỡng. Người ta thường phân gân lá thành các cấp khác nhau (cấp 1, 2, 3) tùy thuộc vào vị trí so với cuống lá. Gân lá có cấu tạo giống như là cuống lá.
- Phiến lá: Dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp lá nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá có 2 mặt, mặt trên gọi là bụng, mặt dưới gọi là lưng. Lá thường có màu xanh lục nhờ vào chất diệp lục, đôi khi lá có màu sắc khác do diệp lục bị che khuất bởi sắc tố khác.
3. Vì sao lá cây lại có màu xanh?
- Lá của thực vật có màu xanh vì bên trong lá có chất diệp lục, cũng chính vì có chất diệp lục mà cây cỏ mới tiến hành quang hợp được. Chất diệp lục là một loại sắc tố quang tổng hợp màu xanh lá cây của thực vật. Nhờ có chất diệp lục mà cây có thể tiến hành quang hợp, trao đổi chất.