Khám phá 17 điều thú vị từ hạt gạo có thẻ nhiều người chưa biết
Bài Làm:
1. Tro trấu có thể giúp làm trắng răng. Củi trấu, than trấu là nguồn chất đốt. Trấu cũng là phân bón. Sợi cellulose của trấu là chất liệu làm tơ nhân tạo rất tốt. Tro trấu có đến 80-90% $SiO_{2}$ mà ta đang phải nhập về.
2. Gạo làm ra rượu, dấm, sữa, kem, bột gạo, bánh tráng, bánh biscuit, bánh gạo, mì risotto, nấu bia có độ cồn nhẹ (beer lightness) và cả giấy viết. Dầu gạo rất giàu dinh dưỡng mà ít ai biết còn gạo nâu (gạo lứt) thì có nhiều vitamin.
3. Trong những loại lương thực phổ biến hiện nay, gạo có lịch sử lâu đời nhất, được trồng từ 6-7000 năm trước CN
4. Gạo Basmati, tên theo tiếng Hindu có nghĩa là "nữ hoàng của hương thơm", được coi là giống gạo thơm nhất thế giới. Giống gạo này được trồng ở chân dãy núi Himalayas, biên giới giữa India và Pakistan.
5. Lúa được chia làm 3 loại chính theo kích thước hạt gạo: hạt ngắn, hạt vừa và hạt dài. Lúa hạt dài, có đặc tính là hạt gạo khó bị nát khi chế biến, là loại có giá trị nhất.
6. Khác với châu Âu nơi rượu thường được làm từ nho, tại châu Á, rượu được tạo ra bằng cách ủ lên men những loại gạo ngon nhất.
7. Trong số hơn 40.000 loại lúa trên thế giới, trong đó nổi tiếng nhất như Basmati, Jasmine của Thái Lan hay Arborio của Ý.
8. Cơm gạo là nguồn năng lượng tuyệt vời, giàu carbonhydrates, rất cần thiết cho hoạt động của não bộ và hoạt động thể chất. Trong tất cả các loại ngũ cốc, gạo chứa hàm lượng proteins cao nhất và tốt nhất.
9. Loại gạo có tên gọi Kinmemai Premium, xuất xứ từ Nhật Bản, có giá lên tới 109 USD/kg (gần 2,5 triệu đồng), là loại gạo đắt nhất thế giới.
10. Cơm có thể ăn nguội, vì thế có thể dùng như một loại thức ăn nhanh. Trên thị trường còn xuất hiện những loại gạo luộc sẵn, có thời gian nấu cực nhanh.
11. Trước đây, hoàng cung Trung Quốc coi một thứ gạo màu đen hoặc tím sẫm là “gạo cấm” chỉ có vua mới được ăn. Cho tới tận thời điểm hiện tại, gạo đen vẫn còn tương đối hiếm ở phương Tây.
12. Gạo cũng là loại lương thực chủ yếu trong nhà bếp của người Nhật. Người Nhật trồng rất nhiều loại gạo đặc biệt và sử dụng bột gạo làm nhiều loại bánh hấp dẫn.
13. Ở Ấn Độ, hình ảnh lúa gạo đi liền với sự no đủ và là biểu tượng của thần Lakshimi, vị thần giàu sang. Tại Nhật, cây lúa được gắn với thần mặt trời Amatereshu. Còn ở Thái Lan, Nữ Thần Mae Posop được coi là "người mẹ của hạt gạo".
14. Mỗi năm tại vùng Yonezawa, phía bắc Nhật Bản, nông dân địa phương ăn mừng ngày thu hoạch bằng cách trồng lúa cùng các cây trồng khác thành những bức tranh khổng lồ rất thú vị.
15. Một trong những bí mật của các kiến trúc sư thời nhà Minh - Trung Quốc là sử dụng gạo trong vữa xây. Tường của rất nhiều ngôi nhà tại thành phố Nam Minh được xây bằng loại vữa này.
16. Tại Ấn Độ, thức ăn đầu tiên người vợ mới cưới mời chồng là cơm. Đây cũng là thức ăn đầu tiên được mớm cho em bé mới sinh như biểu tượng cho một tương lai no ấm.
17. Khi đám cưới kết thúc, hoặc sau khi chúc phúc cho cô dâu và chú rể, hầu hết các nền văn minh có tục lệ ném gạo qua đầu đôi vợ chồng mới cưới ngụ ý chúc cho họ một tương lai no ấm và hạnh phúc.