Vì sao bạch tuộc biết phun "mực"?
Bạch tuộc thuộc về động vật có xúc tu, quanh đầu có 8 xúc giác như những cánh tay. Phía lưng của bạch tuộc có một ống phễu, nó dùng ống phễu này để trao đổi oxy trong nước. Đồng thời, ống phễu cũng là một công cụ để bạch tuộc bơi, nó phụt một luồng nước mạnh qua ống phễu rồi lợi dụng phản lực của luồng nước di chuyển nhanh chóng theo hướng ngược lại.
Khả năng này giúp bạch tuộc có thể trốn thoát trong những tình huống nguy hiểm. Nếu như tình thế vô cùng khẩn cấp, bạch tuộc sẽ phun ra một "viên đạn sương mù" để che giấu mình và trốn thoát.
Đó là cách nào vậy?
Thì ra dưới thân bạch tuộc có một cái túi mực, trong túi mực óc chứa một chất lỏng màu đen, sau khi phun ra sẽ làm cho vùng nước xung quanh bị nhuộm đen. Khi kẻ thù tiến lại gần, chúng sẽ thấy kinh ngạc bởi cái chúng đang đuổi bắt theo chỉ là một vùng nước đen như mực, còn con bạch tuộc đã cao chạy xa bay từ lâu rồi.
Bạch tuộc có 3 tim, 9 óc
National Post cho hay bạch tuộc là loài vật có tới 3 trái tim và 9 bộ óc. Trong đó, hai trái tim có nhiệm vụ bơm máu tới hai mang, trái tim thứ 3 đẩy máu tới các cơ quan khác. Trái tim thứ 3 sẽ ngừng đập khi bạch tuộc bơi. 9 bộ óc của loài vật này phân chia thành 1 bộ óc chính (giữ vai trò phân tích, đưa ra mọi quyết định) và 8 não phụ. 8 não phụ của bạch tuộc nằm ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Khi xúc tu nhận được thông tin, nó sẽ truyền đến các não phụ để cơ quan này xử lý và chuyển tới não chính. Đặc điểm này cho phép các cánh tay của bạch tuộc hoạt động độc lập với nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu.