Vì sao lông hổ lại có vằn?
Hổ có mệnh danh là "chúa sơn lâm" chúng thường đi săn mồi một mình vào lúc hoàng hôn. Lông hổ có các đường vằn giúp nó dễ ẩn mình lẫn trong cây cỏ khi đi săn mồi, để có thể đến gần con mồi mà không bị phát hiện. Mồi săn của chúng thường là hươu, bò rừng, lợn rừng. Khi các con mồi đang mải uống nước bên những bờ hồ, vũng nước, hổ thường bất ngờ lao ra vồ, cắn chặt vào cổ họng khiến con mồi chết vì ngạt thở.
Tại sao lông hổ lại có màu đỏ cam?
Mắt người bình thường có 3 loại tế bào hình nón, và chúng ta cảm nhận được 3 màu cơ bản là đỏ, lục và lam, cùng các màu kết hợp giữa 3 sắc cơ bản này.
Nhưng như hươu nai chẳng hạn, mắt của chúng chỉ có thể tiếp nhận sóng ánh sáng lục và lam. Chúng cũng mù màu đỏ giống như một số trường hợp ở con người. Hay nói cách khác với hươu nai, màu lông đỏ cam của loài hổ cũng sẽ trở thành màu xanh, qua đó giúp hổ gần như hòa lẫn một cách tuyệt đối vào môi trường xung quanh.
Đây là kết quả từ một nghiên cứu mới đây của ĐH Bristol, do tiến sĩ John Fennell đúng đầu. Họ đã sử dụng mô hình máy tính để kiểm tra khả năng nhận diện của một số loài vật ngoài tự nhiên, bằng cách dùng hình ảnh tương ứng với môi trường sống của từng loài và mô phỏng lại những gì chúng nhìn thấy.
"Với màu lông của hổ, lông của chúng có màu cam với những sinh vật có 3 tế bào hình nón. Còn với nhóm chỉ quan sát được 2 màu, đó lại là màu sắc hoàn hảo và cực kỳ hiệu quả để phục kích trong rừng".
Tiến sĩ Fennell đã thử nghiệm lý thuyết này trên một số người, bằng cách chèn một vật màu đỏ vào giữa 2 tấm nền - một là nền rừng, và 2 môi trường bán hoang mạc. Sau đó, ông theo dõi thời gian người quan sát có thể xác định vật thể đó, trong điều kiện mô phỏng lại khả năng cảm nhận 2 màu và 3 màu.
Kết quả khi mô phỏng lại 3 màu, người quan sát dễ dàng tìm được vật thể. Còn ở nhóm 2 màu thì khó khăn hơn rất nhiều.
Lớp da dưới bộ lông vằn của hổ là gì?
Đó chính là lớp da sọc vằn như bộ lông của chúng vậy.
Và không chỉ loài hổ đâu mà ngay cả loài báo, báo đốm - lớp da dưới phần lông của chúng cũng có những sọc đậm chạy ngang trên bề mặt cơ thể như vậy đấy.
Các loài khác nhau, thì những dải màu trên da chúng có sự thay đổi nhất định, từ những dải màu nâu đậm, hoặc xám sang màu đen đậm...Tuy nhiên, một thông tin thú vị hơn nữa đó là giống như dấu vân tay ở con người, các sọc da trên cơ thể của chúng cũng không hề giống nhau.
Theo Greg Barsh - một nhà di truyền học thuộc Viện công nghệ sinh học Alpha Hudson ở Huntsville (Alabama) thì những sọc bên dưới da có liên quan trực tiếp đến tế bào melanocyte - được tìm thấy bên dưới các lớp da, basale tầng lớp biểu bì.
Chúng sẽ quyết định rằng vùng da của hổ hay nhiều loài động vật có vú khác sẽ có màu, sọc ra sao cho phù hợp.