Giải thích: Vì sao chim làm tổ trên cành cây cao?

Đó là đặc tính sinh hoạt của loài chim. Chim là loại động vật di chuyển bằng cách bay chuyền cành. Chúng đi lại trên mặt đất khá khó khăn nhưng lại dễ dàng bay từ ngọn cây này sang ngọn cây khác.

Vì sao chim làm tổ trên cành cây?

Đó là đặc tính sinh hoạt của loài chim. Chim là loại động vật di chuyển bằng cách bay chuyền cành. Chúng đi lại trên mặt đất khá khó khăn nhưng lại dễ dàng bay từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Vì thế đến mùa sinh sản chúng thường tự làm tổ để đẻ trứng, ấp trứng, chăm sóc chim non mới chào đời trên những cây cao. Ngoài ra, việc làm tổ trên cao giúp cho trứng chim được bảo vệ khỏi sự nhòm ngó của kẻ thù.

Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?

Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của  loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Khi đáp xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi nằm phục trên cành.

Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt, đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra.

Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở được trên cành cây.

Những điều thú vị về loài chim

  • Chim non có thể say như người khi ăn phải loại quả đã lên men
  • Chim hải âu có tỷ lệ ly dị thấp nhất trong tất cả các loài chim…
  • Chim bay nặng nhất có trọng lượng tương đương với đứa trẻ 6 tuổi. 
  • Chim cánh cụt có thể nhảy cao 1.83 m trên không trung.
  • Chim săn mồi (chim ưng, chim cắt, đại bàng…) có thể di chuyển 322 km/h.
  • Chim hồng hạc không hề có màu hồng tự nhiên mà do ăn tảo có màu xanh lá cây và trong quá trình tiêu hóa chúng đã biến thành màu hồng.

Xem thêm các bài Khám phá động vật, hay khác: