Thỏ là động vật có vú nhỏ được xếp vào họ Leporidae thuộc bộ Lagomorpha, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Thỏ được phân loại thành bảy loại, điển hình như thỏ rừng châu Âu, thỏ đuôi bông, thỏ Amami... Còn nhiều loài thỏ khác trên thế giới; thỏ đuôi bông, thỏ cộc và thỏ rừng được xếp vào bộ Lagomorpha. Tuổi thọ của thỏ từ 4 tới 10 năm, thời kỳ mang thai khoảng 31 ngày.
Vì sao tai thỏ lại to như vậy?
Nếu so sánh trong số tai các loài động vật, tai thỏ là to nhất. Tai thỏ vừa dài vừa to là kết quả của chọn lọc tự nhiên trong một thời gian dài. Tai dài có lợi cho sự sinh tồn và phát triển của thỏ.
Do thỏ vốn là động vật hiền lành, không có răng hay sừng sắc nhọn để làm vũ khí chống lại kẻ thù và cũng không có vũ khí bảo vệ đặc biệt nào, cách duy nhất trốn chạy kẻ thù sát hại là nhảy lên cao và chạy. Vì vậy, khi ăn chúng phải thường xuyên dỏng tai lên nghe ngóng động tĩnh xung quanh, khi có nguy hiểm, có thể chạy trốn một cách nhanh chóng. Do vậy, trong quá trình tiến hóa, vỏ tai của thỏ dần dần trở nên to và dài, từ đó có khả năng nghe nhạy bén hơn so với các loài động vật khác.
Vì sao thỏ luôn gặm nhấm ngay cả khi không ăn?
Bạn nên biết rằng thỏ cũng giống như chuột là loài gậm nhấm. Đặc điểm của loài này là răng phát triển liên tục, do đó, để làm mòn răng, chúng phải nhai bất cứ thứ gì (chứ không phải ăn đâu). Nếu bạn để ý, sẽ thấy, chuột có đôi khi nhai cả xà bông cục nữa, chắc chắn là chúng chỉ nhai thôi, chứ không thể ăn xà bông được.