A. Lí thuyết
1. Định nghĩa
Định nghĩa: Cho đường thẳng d. Phép biến hình biến mỗi điểm M thuộc d thành chính nó, biến mỗi điểm M không thuộc d thành điểm M' sao cho d là đường trung trực của đoạn thẳng MM' được gọi là phép đối xứng qua đường thẳng d hay phép đối xứng trục d.
Ví dụ: Hình ảnh bàn cờ tướng
- Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng.
- Phép đối xứng trục d kí hiệu là $Đ_{d}$.
2. Biểu thức tọa độ
Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho trục Ox trùng với đường thẳng d. Với mỗi điểm M(x,y) gọi $M'=Đ_{d}(M)=(x';y')$ thì $\left\{\begin{matrix}x'=x\\ y'=-y\end{matrix}\right.$
3. Tính chất
Tính chất 1: Phép đối xứng trục bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Tính chất 2: Phép đối xứng trục biến
- đường thẳng thành đường thẳng,
- đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó,
- tam giác thành tam giác bằng nó,
- đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
4. Trục đối xứng của một hình
Định nghĩa: Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình H nếu phép đối xứng qua d biến H thành chính nó. Khi đó ta nói H là hình có trục đối xứng.
Ví dụ:
B. Bài tập & Lời giải
Bài 1: Trang 11 - sgk hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho hai điểm A(1;-2) và B(3;1). Tìm ảnh của A, B và đường thẳng AB qua phép đối xứng trục Ox.
Xem lời giải
Bài 2: Trang 11 - sgk hình học 11
Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x-y+2=0. Viết phương trình của đường thẳng d' là ảnh của d qua phép đối xứng trục Oy.
Xem lời giải
Bài 3: Trang 11 - sgk hình học 11
Trong các chữu cái sau, chữ nào là hình có trục đối xứng?