ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Khí áp có sự khác nhau ở mọi nơi trên Trái Đất. Giải thích tại sao?
Câu 2 (4 điểm). Giải thích tại sao nhiệt độ trong tầng đối lưu, càng lên cao càng giảm?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Khi áp trên Trái Đất khác nhau do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau:
❖ Độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
❖ Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khi co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
❖ Độ ẩm: Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô, vì thế không khí nhiều hơi nước thì khi áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khi án giảm điều này xảy ra ở vùng áp thấp Xích đạo.
Câu 2:
Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì: Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nên nhiệt độ không khí càng giảm. Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật,…) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời. Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làm nhiệt độ giảm.