III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thạch quyển bao gồm
- A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.
-
C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.
- D. Lớp vỏ trái đất.
Câu 2. So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có
- A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.
- B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.
- C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.
-
D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.
Câu 3. Đặc điểm của lớp Man ti dưới là
- A. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
- B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
- C. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
-
D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2.900km.
Câu 4. Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào
- A. nguồn gốc hình thành Trái Đất.
- B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
- C. nghiên cứu đáy biển sâu.
-
D. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng?
Câu 2 (2 điểm): Kể tên các mảng kiến tạo chính của Trái Đất?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
C
D
D
D
Tự luận:
Câu 1:
Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo (hình thành các nếp uốn, các đứt gãy,..) và động đất, núi lửa là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo của vỏ Trái Đất. Trong quá trình hình thành, thạch quyển bị gãy vỡ và tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo cửa manti. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và đáy đại dương. Có những mảng chỉ có phần đáy đại dương như mảng Thái Bình Dướng. Trong khi di chuyển các mảng xô vào nhau hoặc tách xa nhau.
Câu 2:
Trái Đất có 7 mảng kiến tạo chính: Mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mỹ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Phi – lip – pin.