ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vỏ địa lý là gì?
-
A. Là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyền, thạch quyền, thuỷ quyền và sinh quyền) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh
- B. Là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (thạch quyền, thuỷ quyền và sinh quyền) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh
- C. Là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khi quyền, thạch quyền, thuỷ quyền) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh
- D. Đáp án khác
Câu 2. Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí trùng với giới hạn phía trên của
-
A. Sinh quyển
- B. Thủy quyển
- C. Khí quyển
- D. Thổ nhưỡng quyển
Câu 3. Thạch quyển là gì?
-
A. Là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá
- B. Là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các vệ tinh có đất đá
- C. Là lớp vỏ mềm ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá
- D. Là lớp vỏ cứng trong cùng nhất của các hành tinh có đất đá
Câu 4. Chiều dày của vỏ địa lý là
- A. 35-40 km
-
B. 30-35 km
- C. 20-30 km
- D. 20-35 km
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là gì? Nêu biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?
Câu 2 (2 điểm): Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
A
A
A
B
Tự luận:
Câu 1:
- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Biểu hiện của quy luật: Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng bao gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Câu 2:
Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:
Do vỏ địa lí có tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình, từ đó có các biện pháp hợp lý để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.