ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Phân tích mối quan hệ của nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình Trái Đất?
Câu 2 (4 điểm). Những vực biển sâu trên thế giới thường phân bố ở khu vực nào? Tại sao lại phân bố ở khu vực đó?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Mối quan hệ của nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình Trái Đất:
- Đối nghịch nhau: Các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn cái quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó.
- Luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
- Trong việc hình thành nên địa hình, mỗi lực có vai trò chủ yếu khác nhau: Nội lực chủ yếu hình thành nên các dạng địa hình lớn như lục địa, đại dương, dãy núi cao, hẻm vực...; ngoại lực đóng vai chủ yếu trong việc hình thành nên địa hình caxtơ, bãi bồi, vách biển, nấm đá, phio,..
Câu 2:
❖ Các khu vực biển sâu trên thế giới đều phân bố ở các đới hút chìm, nơi các mảng kiến tạo xô vào nhau. Ví dụ: Vực biển Mariana, Giava, Alêut, Pêru - Chilê, Kermadec.
❖ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau (mảng đại dương và mảng lục địa) sẽ tạo ra các dãy núi cao ở rìa lục địa các chuỗi hoặc vòng cung đảo và các vực biển. Hai mảng xô vào nhau là các màng lớn thì vực biến càng sâu.