III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là
- A. các nhân tố ảnh hưởng
- B. nguồn nhân lực
- C. các điều kiện phát triển
- D. nguồn lực
Câu 2. Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?
- A. Sinh vật
- B. Lao động
- C. Nguồn vốn
- D. Thị trường
Câu 3. Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế - xã hội?
- A. Chính sách.
- B. Khoáng sản
- C. Vốn
- D. Thị trường
Câu 4. Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
- A. Vị trí địa lí.
- B. Đất đai, biển
- C. Lao động
- D. Khoa học
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nguồn lực vị trí địa lí có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao nguồn lực bên trong có tính quyết định?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
D
B
B
A
Tự luận:
Câu 1:
Tác động của nguồn lực vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế là:
- Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ: Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.
- Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
Câu 2:
Nguồn lực bên trong có tính quyết định là vì:
+ Phản ánh thực lực của một quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, không lệ thuộc hoàn toàn từ bên ngoài.
+ Con người (dân cư, lao động, chính sách) là động lực chính quyết định sự phát triển.