ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Các nước trên thế giới có cơ cấu điện khác nhau, phụ thuộc vào
- A. vị trí địa lí, đặc điểm và sự phân bố dân cư, số đô thị....
- B. điều kiện tự nhiên, trình độ văn hoá của dân cư, thói quen sử dụng năng lượng
- C. điều kiện tự nhiên, trình độ kĩ thuật, chính sách phát triển....
- D. vị trí địa lí, sự phát triển công nghiệp, trình độ kĩ thuật
Câu 2. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc ngành công nghiệp khai thác dầu, khí
- A. Sản lượng và giá sản phẩm có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới
- B. Các mô thường nằm sâu trong lòng đất, việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu
- C. Công nghiệp khai thác gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- D. Việc khai thác và sử dụng ảnh hưởng lớn tới môi trường và tác động tới biến đổi khí hậu, đòi hỏi cần có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
- A. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
- B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.
- C. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.
-
D. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành
Câu 4. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học?
- A. Gây ô nhiễm môi trường không khí.
- B. Yêu cầu cao về trình độ lao động.
- C. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện.
-
D. Không chiếm diện tích rộng
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày vai trò của công nghiệp điện tử - tin học?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
C
C
A
A
Tự luận:
Câu 1:
- Vai trò của công nghiệp điện tử - tin học:
+ Công nghiệp điện tử – tin học giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử - tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Câu 2:
- Đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học:
+ Công nghiệp điện tử – tin học không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình triển, vốn đầu tư nhiều. độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát
+ Sản phẩm của ngành này rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông.