ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành
-
A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
- B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.
- C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.
- D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.
Câu 2: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ
-
B. Xuất hiện các vực thẳm, hố sâu khổng lồ
- C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn
Câu 3: Mảng Na - xca hút chờm dưới mảng Nam Mỹ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?
- A. Dãy Cooc - đi - e.
- B. Dãy Côn Lôn.
- C. Dãy Hindu Kush.
- D. Dãy An - đet.
Câu 4: Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm
- A. có một ít tầng trầm tích.
-
B. có một ít tầng granit.
- C. không có tầng granit.
- D. không có tầng trầm tích.
Câu 5: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ
- A. xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
- B. là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
- C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
- D. có những sống núi ngầm ở đại dương.
Câu 6: Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất là do nằm ở vị trí
- A. Vùng thường xuyên xảy ra các cơn bão.
-
B. Vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo.
- C. Khu vực trung tâm của thiên tai lớn trên thế giới.
- D. Vùng ven biển có các dãy núi lửa ngầm thường xuyên hoạt động.
Câu 7: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là
- A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
- B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
- D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.
Câu 8: Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do
- A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.
-
B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.
- C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.
- D. Sự đụng độ giữa mảng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.
Câu 9: Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là
-
A. mảng kiến tạo.
- B. mảng lục địa.
- C. mảng đại dương.
- D. vỏ trái đất.
Câu 10: Phân ra thành vỏ lục địa và vỏ đại dương là dựa vào yếu tố nào?
- A. Đặc tính vật chất
- B. Cấu tạo địa chất, độ dày
- C. Có sự phân chia thành các tầng
- D. Có sự phân chia thành các bộ phận
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
A
C
D
B
B
Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
B
D
B
A
C