ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trên Trái Đất, các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau
- A. các đai áp cao nằm ở bán cầu Bắc, các đai áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
- B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu Bắc, các đai áp cao nằm ở bán cầu Nam.
- C. các đai áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- D. các đai áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Xích đạo.
Câu 2. Khí quyển là
- A. khoảng không gian bao quanh Trái Đất.
- B. quyển chứa toàn bộ chất khí.
- C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, chịu ảnh hưởng của vũ trụ.
- D. lớp không khí có độ dày khoảng 500 km
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ?
- A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
- B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
- C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.
- D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.
Câu 4. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí
- A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
- B. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau,
- C. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
- D. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nêu nguyên nhân thay đổi của khí áp?
Câu 2 (2 điểm): Sự phân bố nhiệt độ không khí thay đổi theo lục địa và đại dương, theo vĩ độ. Giải thích tại sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
A
C
C
A
Tự luận:
Câu 1:
Nguyên nhân thay đổi của khí áp:
❖ Khí áp thay đổi theo nhiệt độ; nhiệt độ cao, không khí nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.
❖ Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
❖ Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.
❖ Ngoài ra khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí
Câu 2:
Sự phân bố nhiệt độ không khí thay đổi theo lục địa và đại dương, theo vĩ độ vì:
❖ Do sự thay đổi của góc nhập xạ theo vĩ độ địa lí.
❖ Do sự thay đổi của thời gian chiếu sáng theo vĩ độ địa lí.
❖ Do sự khác nhau về tính chất của lục địa và đại dương