ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
- A. nguồn năng lượng trong lòng trái đất.
- B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
- C. nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
- D. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển,... ).
Câu 2: Phong hóa hóa học là quá trình
-
A. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
-
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
-
C. chủ thiếu làm nứt vỡ đá và khoáng vật nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của chúng.
-
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.
Câu 3: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống ) có đặc điểm là
-
A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.
-
B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
-
C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.
-
D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Câu 4: Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là
-
A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.
-
B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.
-
C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.
-
D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.
Câu 5: Ngoại lực là
-
A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
-
B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.
-
C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.
-
D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.
Câu 6: Kết quả phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan hiện nay nằm dưới mực nước biển là do
-
A. Hiện tượng uốn nếp.
-
B. Hiện tượng đứt gãy.
-
C. Hoạt động động đất, núi lửa.
-
D. Vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất.
Câu 7: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
- A. đứt gãy.
- B. biển tiến.
-
C. uốn nếp.
-
D. biển thoái.
Câu 8: Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thành nên dạng địa hình cácxtơ (hang động,…). Ở nước ta, địa hình cácxtơ rất phát triển loại đá nào dưới đây?
-
A. Tập trung đá vôi.
- B. Tập trung đá thạch anh.
- C. Tập trung đá granit.
- D. Tập trung đá badan.
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng uốn nếp?
-
A. Xảy ra ở vùng đá có độ cứng cao.
-
B. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
-
C. Tạo ra các dạng địa lũy, địa hào.
-
D. Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất.
Câu 10: Dạng địa hình nấm đá là Tác động của quá trình nào?
- A. Quá trình bồi tụ.
- B. Quá trình bồi tụ.
-
C. Quá trình bóc mòn.
- D. Quá trình phong hóa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
A
B
C
C
D
Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
D
A
A
B
C