ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là
- A. các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá..
- B. biên giới, đường giao thông..
-
C. các luồng di dân, các luồng vận tải..
- D. các nhà máy, đường giao thông..
Câu 2. Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
- A. phân bố theo luồng di chuyển.
- B. phân bố phân tán, lẻ tẻ.
-
C. phân bố theo những điểm cụ thể.
- D. phân bố thanh từng vùng.
Câu 3. Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lý mà còn thể hiện được
-
A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
- B. số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí.
- C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
- D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
Câu 4. Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định vị trí của đối tượng địa lí mà còn thể hiện được
- A. khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của đối tượng địa lý.
-
B. Số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng hoặc động lực phát triển của đối tượng địa lí
- C. giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí.
- D. hướng di chuyển của đối tượng địa lí.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày biểu hiện và kí hiệu của phương pháp kí hiệu.
Câu 2 (2 điểm): Phương pháp kí hiệu được sử dụng để làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
C
C
A
B
Tự luận:
Câu 1:
Biểu hiện và kí hiệu của phương pháp kí hiệu:
❖ Biểu hiện: Thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản,...
❖ Kí hiệu: Có ba dạng chính: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
Câu 2:
Phương pháp kí hiệu được dùng để nêu được tên và vị trí của đối tượng; quy mô (sản lượng, năng suất) và chất lượng của đối tượng.