ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Dân cư thế giới tập trung đông ở
- A. Bắc Á, Châu Nam cực
- B. Châu Đại Dương
- C. Nam Á, Đông Á, Tây và Trung Âu
- D. Tây và Trung Á, Bắc Mĩ
Câu 2. Tác động nào không phải là tác động tiêu cực của đô thị hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
- A. giá cả ở đô thị thường tăng sự chênh lệch trong phát triển kinh tế
- B. nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của một bộ phận dân cư
- C. tạo áp lực về nhà ở, việc làm, hạ tầng đô thị, tệ nạn xã hội
- D. môi trường đô thị bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn,…
Câu 3. Cơ cấu dân số theo giới không phải biểu thị tương quan giữa giới
- A. nữ so với tổng dân
- B. nữ so với giới nam
- C. nam so với giới nữ
- D. nam so với tổng dân.
Câu 4. Nhân tố nào tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người?
- A. Vị trí địa lí
- B. Nhân tố kinh tế - xã hội
- C. Nhân tố tự nhiên
- D. Lịch sử hình thành lãnh thổ
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày các nhân tố tác động đến đô thị hóa?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao đô thị hóa là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu của phát triển kinh tế - xã hội?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
C
B
B
C
Tự luận:
Câu 1:
Các nhân tố tác động đến đô thị hóa là:
- Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị, quy định chức năng đô thị.
- Tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...): Tác động đến bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị; khả năng mở rộng không gian đô thị, chức năng bản sắc đô thị.
- Kinh tế - xã hội (dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội...): Tác động đến mức độ và tốc độ đô thị hoá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống; mô và chức năng đô thị; hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.
Câu 2:
Đô thị hóa là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu của phát triển kinh tế - xã hội bởi vì:
- Kinh tế: Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở cho phái triển công nghiệp hoá...
- Xã hội: Chuyển dịch cơ cấu lao động, làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quả trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị....