ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ không khí theo lục địa và đại dương ?
- A. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm cao nhất.
- B. Lục địa có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.
- C. Biên độ nhiệt năm ở lục địa nhỏ.
- D. Biên độ nhiệt năm ở đại dương nhỏ.
Câu 2: Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bổ nhiệt độ theo vĩ độ là
- A. nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực.
- B. biên độ nhiệt độ tăng từ Xích đạo về cực.
- C. sự hình thành các vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.
- D. sự gia tăng nhiệt độ và biên độ nhiệt độ từ biển vào đất liền.
Câu 3: Frông khí quyển là
- A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
- B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
- C. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
- D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.
Câu 4: Vào mùa Đông ở dãy Trường Sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là
- A. Trường Sơn Đông.
- B. Trường Sơn Tây.
- C. cả hai sườn đều mưa nhiều.
- D. không có sườn nào.
Câu 5: Bán cầu Nam có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn ở bán cầu Bắc là do
- A. diện tích đại dương lớn hơn, thời gian chiếu sáng trong năm ít hơn.
- B. thời gian chiếu sáng trong năm dài hơn, có diện tích lục địa lớn hơn.
- C. diện tích lục địa lớn hơn, góc nhập xạ lớn hơn, có mùa hạ dài hơn.
- D. mùa hạ dài hơn, diện tích đại dương lớn hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn.
Câu 6: Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do
- A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại đương.
- B. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.
- C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
- D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 7: Ven bờ đại dương , gần nơi có dông biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do
-
A. Phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp , không khí bốc lên cao gây mưa.
- B. Dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.
-
C. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước , gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
-
D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra , gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa.
Câu 8: Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm
- A. càng lên cao lượng mưa càng tăng.
- B. lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.
- C. càng lên cao lượng mưa giảm dần.
- D. trên đỉnh núi mưa nhiều hơn sườn và chân núi.
Câu 9: Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn, những đỉnh núi cao lượng mưa trong năm lại ít, lí do đỉnh núi cao ít mưa là
- A. ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng, không có mưa.
-
B. ở đỉnh núi không khí loãng, lượng hơi nước ít nên ít mưa.
- C. ở đỉnh núi, nhiệt độ thấp nên có khí áp cao, hơi nước không bốc lên được, ít mưa.
- D. gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh độ ẩm giảm nên ít mưa.
Câu 10: Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì
- A. nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn
- B. không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.
- C. không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bật lên được nên không có mưa.
- D. các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
C
C
C
A
A
Câu hỏi
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
A
C
B
D
C