Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 33: Biến dạng của vật rắn. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI. BIẾN DẠNG KÉO VÀ BIẾN DẠNG NÉN.
- Khi không còn tác dụng của ngoại lực, nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi.
- Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi được gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.
- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật, hướng vào phía trong vật, ta có biến dạng né
II. LỰC ĐÀN HỒI. ĐỊNH LUẬT HOOKE.
1. Lực đàn hồi của lò xo.
2. Định luật Hooke
- Độ lớn lực đàn hồi được xác định theo công thức sau: $F_{dh}=k.\left | \Delta l \right |$ (33.1)
Trong đó:
- $k$: là một hằng số với một lò xo xác định (được gọi là hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo, phụ thuộc vào kích thước hình dạng và vật liệu của lò xo), đơn vị N/m.
- $\left | \Delta l \right |$: là độ biến dạng của lò xo.
Nhận xét: Đồ thị sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo có độ dốc lớn (nhỏ) nhất -> lò xo đó có độ cứng lớn (nhỏ) nhất.