I. ĐỘNG LƯỢNG
- Khái niệm động lượng: Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác gọi là động lượng của vật.
- Động lượng của vật được xác định như sau:
$\vec{p}=m.\vec{v}$(28.1)
Trong đó:
- m: khối lượng của vật (kg)
- $\vec{v}$ là vận tốc của vật (m/s)
- $\vec{p}$: là động lượng của vật (kg.m/s)
II. XUNG LƯỢNG CỦA LỰC
1. Xung lượng.
- Khái niệm xung lượng: Khi một lực $\vec{F}$ tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ngắn $\Delta t$ thì tích $\vec{F}.\Delta t$ được định nghĩa là xung lượng của lực $\vec{F}$ trong khoảng thời gian ∆t ấy. (Lực $\vec{F}$ được xem là không đổi trong khoảng thời gian $\Delta t$).
- Đơn vị của xung lượng là: $N.s$.
2. Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng.
- Gia tốc của vật sẽ là: $\vec{a}=\frac{\vec{v_2}-\vec{v_1}}{\Delta t}$
- Viết lại định luật II Newton:
- Theo định luật II Newton: $\vec{F}=m.\vec{a}$.
- Thay $\vec{a}$ ở trên vào, ta có:
$\vec{F}=m.\frac{\vec{v_2}-\vec{v_1}}{\Delta t}$ => $\vec{F}. \Delta t=m.(\vec{v_2}-\vec{v_1})= m.\vec{v_2} - m.\vec{v_1} = \vec{p_2}-\vec{p_1}$ (28.2)
- Từ công thức 28.3, ta thấy: Xung lượng của lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian = độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó.
3. Dạng tổng quát của định luật 2 Newton
- Rút $\vec{F}$ từ công thức 28.3, ta được: $\vec{F}=\frac{\Delta \vec{p}}{\Delta t}$ (28.4)
- Như vậy: lực tác dụng lên vật = tốc độ thay đổi động lượng cuả vật. Đây chính là một cách diễn đạt khác của định luật II Newton.