Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
I. Đạo hàm tại một điểm
1. Các bài toán dẫn đến khái niệm tìm đạo hàm
- Bài toán tìm vận tốc tức thời.
Giới hạn hữu hạn (nếu có) \(\underset{t\rightarrow t_0 }{lim }\frac{s(t)-s(t_0)}{t-t_0} \)được gọi là vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm $t_0$
- Bài toán tìm cường độ tức thời.
Giới hạn hữu hạn (nếu có) \(\underset{t\rightarrow t_0 }{lim }\frac{Q(t)-Q(t_0)}{t-t_0} \)được gọi là cường độ tức thời của chuyển động tại thời điểm $t_0$
2. Định nghĩa đạo hàm tại một điểm
ĐỊNH NGHĨA
Cho hàm số \(y=f(x)\)xác định trên khoảng \((a; b)\)và \(x_0\in (a;b)\)
Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn) \(\underset{x\rightarrow x_0 }{lim }\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0}\)thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\)tại điểm \(x_0\)và kí hiệu là \(f'(x_0)\)(hoặc \(y'(x_0)\)), tức là:\(f'(x_0)=\underset{x\rightarrow x_0 }{lim }\frac{f(x)-f(x_0)}{x-x_0} \)
Chú ý:
- Đại lượng \(\Delta x=x-x_0\)được gọi là số gia của đối số tại \(x_0\).
- Đại lượng \(\Delta y=f(x)-f(x_0)=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)\)được gọi là số gia tương ứng của hàm số.
- Như vậy, \(y'(x_0)=\underset{\Delta x\rightarrow 0 }{lim }\frac{\Delta y}{\Delta x}\)
3. Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
QUY TẮC
Bước 1: Giả sử \(\Delta x\)là số gia của đối số tại \(x_0\), tính \(\Delta y=f(x_0+\Delta x)-f(x_0)\)
Bước 2: Lập tỉ số \(\frac{\Delta y}{\Delta x}\)
Bước 3: Tìm \(\underset{\Delta x\rightarrow 0 }{lim }\frac{\Delta y}{\Delta x}\)
4. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số
ĐỊNH LÍ 1
Nếu hàm số \(y=f(x)\)có đạo hàm tại \(x_0\)thì nó liên tục tại điểm đó.
Chú ý:
a. Định lí trên tương đương với khẳng đinh: Nếu hàm số $y=f(x)$ gián đoạn tại $x_0$thì nó không có đạo hàm tại điểm đó.
b. Mệnh đề đảo của định lí 1 không đúng: Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.
5. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
ĐỊNH LÍ 2
Đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\)tại điểm \(x_0\)là hệ số góc của tiếp tuyến \(M_0T\)của \((C)\)tại điểm \(M_0(x_0; f(x_0))\)
Phương trình tiếp tuyến
ĐỊNH LÍ 3
Phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) của hàm số \(y=f(x)\)tại điểm \(M_0(x_0; f(x_0))\)là:
\(y-y_0=f'(x_0)(x-x_0)\)
trong đó \(y_0=f(x_0)\)
6. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm
- Tính vận tốc tức thời
- Tính cường độ tức thời.
II. Đạo hàm trên một khoảng
ĐỊNH NGHĨA
Hàm số \(y=f(x)\)được gọi là có đạo hàm trên khoảng \((a; b)\)nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm x trên khoảng đó.
Khi đó, ta gọi hàm số \(f':\begin{matrix}(a;b)\rightarrow \mathbb{R} & \\ x\rightarrow f'(x) & \end{matrix}\)là đạo hàm của hàm số \(y=f(x)\)trên khoảng \((a;b)\).
Kí hiệu là $y'$hay $f'(x)$
Bài tập & Lời giải
Câu 1: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11
Tìm số gia của hàm số \(f(x) = x^3\), biết rằng :
a) \(x_0 = 1; ∆x = 1\)
b) \(x_0= 1; ∆x = -0,1\)
Xem lời giải
Câu 2: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11
Tính \(∆y\) và \({{\Delta y} \over {\Delta x}}\) của các hàm số sau theo \(x\) và \(∆x\) :
a) \(y = 2x - 5\); | b) \(y = x^2- 1\); |
c) \(y = 2x^3\); | d) \(y = {1 \over x}\) |
Xem lời giải
Câu 3: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11
Tính (bằng định nghĩa) đạo hàm của mỗi hàm số sau tại các điểm đã chỉ ra:
a) \(y = x^2+ x\) tại \(x_0= 1\);
b) \(y = \frac{1}{x}\) tại \(x_0= 2\);
c) \(y = \frac{x+1}{x-1}\) tại \(x_0 = 0\).
Xem lời giải
Câu 4: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11
Chứng minh rằng hàm số
\(f(x) = \left\{ \matrix{
{(x - 1)^2}\text{ nếu }x \ge 0 \hfill \cr
- {x^2}\text { nếu } x < 0 \hfill \cr} \right.\)
không có đạo hàm tại điểm \(x = 0\) nhưng có đạo hàm tại điểm \(x = 2\).
Xem lời giải
Câu 5: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11
Viết phương trình tiếp tuyến của đường cong \(y = x^3\):
a) Tại điểm có tọa độ \((-1;-1)\);
b) Tại điểm có hoành độ bằng \(2\);
c) Biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng \(3\)
Xem lời giải
Câu 6: trang 156 sgk toán Đại số và giải tích 11
Viết phương trình tiếp tuyến của đường hypebol \(y = \frac{1}{x}\):
a) Tại điểm \(( \frac{1}{2} ; 2)\)
b) Tại điểm có hoành độ bằng \(-1\);
c) Biết rằng hệ số góc của tiếp tuyến bằng -\( \frac{1}{4}\).
Xem lời giải
Câu 7: trang 157 sgk toán Đại số và giải tích 11
Một vật rơi tự do theo phương trình \(s = {1 \over 2}g{t^2}\) , trong đó \(g ≈ 9,8\) m/s2 là gia tốc trọng trường.
a) Tìm vận tốc trung bình của chuyển động trong khoảng thời gian từ t (t = 5s) đến \(t + ∆t\), trong các trường hợp \(∆t = 0,1s; ∆t = 0,05s; ∆t = 0,001s\).
b) Tìm vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm \(t = 5s\)