Một vật thả cho rơi tự do từ độ cao h= 10m so với mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát, ở độ cao nào thì vật có động năng bằng thế năng ?

Câu hỏi 1. Một vật thả cho rơi tự do từ độ cao h= 10m so với mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát, ở độ cao nào thì vật có động năng bằng thế năng ?

Bài Làm:

Gỉa sử ở độ cao $h_{1}$ thì vật có động năg bằng thế năng. Khi đó ta có : W= $W_{t1}$ + $W_{đ1}$ = 2 $W_{t1}$= 2.m.g. $h_{1}$ (1)

Mặt khác ta có, khi vật ở độ cao h= 10m thì động năng của vật bằng 0, cơ năng bằng thế năng => W= m.g.h (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra : 2.m.g. $h_{1}$ = m.g.h => 2. $h_{1}$ = h => $h_{1}$ = h:2 = 10:2=5 (m)

 => Vậy ở độ cao 5m thì động năng và thế năng của vật bằng nhau 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 26 Cơ năng và định luật bảo toàn năng lượng

Câu hỏi 1. Trên hình 26.1 là đường đi của tàu lượn siêu tốc. Hãy phân tích sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng của tàu lượn trên từng đoạn đường.

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Trong các quá trình hoạt động của tàu lượn, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào khác tham gia vào quá trình chuyển hoá ?

Xem lời giải

II. Định luật bảo toàn cơ năng

Câu hỏi 1. Khi vật chuyển động trên cung AO thì :

a. Những lực nào sinh công ? Công nào là công phát động, công nào là công cản ?

b. Động năng  và thế năng của vật thay đổi như thế nào

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Trả lời những câu hỏi trên cho quá trình vật chuyển động trên cung OB

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Nếu bỏ qua ma sát thì A và B cùng nằm trên cùng một độ cao. Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?

Xem lời giải

2. Định luật bảo toàn cơ năng

Câu hỏi 1. Hình 26.3 mô tả một vận động viên trượt ván trong máng . Bỏ qua mọi ma sát hãy phân tích sự bảo toàn cơ năng của vận động viên này.

Xem lời giải

Phần thảo luận :

Chế tạo mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng.

  • Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.
  • Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mô hình như Hình 26.6.

Chế tạo mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng

Thí nghiệm:

  • Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.
  • Viên bi có thể chuyển động tới điểm D không? Tại sao? Làm thí nghiệm để kiểm tra.

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Thả một vật có khối lượng m= 0.5kg từ độ cao $h_{1}$= 0.8m so với mặt đất. Xác định động năng và thế năng của vật ở độ cao $h_{2}$= 0.6m. Lấy g= 9.8 m/$s^{2}$

Xem lời giải

Phần em có thể 

Câu hỏi 1. Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải thích một số tình huống trong đời sống, kĩ thuật.

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Giải thích được vì sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy lên được tới hơn 6 m, trong khi đó vận động viên nhảy cao chỉ nhảy được tới hơn 2 m.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Vật lí 10 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Vật lí 10 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập