Lý thuyết trọng tâm toán 11 cánh diều bài 1: Giới hạn của dãy số

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 11 cánh diều bài 1: Giới hạn của dãy số. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. GIỚI HẠN HỮU HẠN CỦA DÃY SỐ

1. Định nghĩa

HĐ1:

a) Khi n ngày càng lớn thì giá trị của u$_{n}$ càng giảm dần về 0.

b) Ta có bảng:

n

1 000

1 001

...

10 000

10 001

...

|u$_{n}$ – 0|

0,001

0,00099...

...

0,0001

0,000099...

...

Định nghĩa: Dãy số (u$_{n}$) có giới hạn 0 khi n dần tới dương vô cực, nếu |u$_{n}$| nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi, kí hiệu u$_{n}$  = 0 hay u$_{n}$ → 0 khi n → +∞. Ta còn viết là lim⁡u$_{n}$ = 0.

Nhận xét: Nếu u$_{n}$ ngày càng gần tới 0 khi n ngày càng lớn thì u$_{n}$ = 0

Ví dụ 1 (SGK -tr.60)

Luyện tập 1

a) Xét: u$_{n}$ = 0 với mọi n ∈ N*

Với mọi h > 0 bé tùy ý, ta có:

|u$_{n}$| < h với mọi n ∈ N*

Vậy lim 0 = 0.

b) Xét: $u_{n}=\frac{1}{\sqrt{n}}$ với mọi n ∈ N*

Với mọi h > 0 bé tùy ý, ta có

$|u_{n}|<h\Leftrightarrow \left | \frac{1}{\sqrt{n}} \right |<h\Leftrightarrow \sqrt{n}>\frac{1}{h}\Leftrightarrow n>\frac{1}{h^{2}}$

Vậy với các số tự nhiên $n>\frac{1}{h^{2}}$ thì |u$_{n}$| < h.

Theo định nghĩa, ta có $\frac{1}{\sqrt{n}}$ = 0 .

HĐ2:

Ta có $(u_{n}-2)=\lim_{n\rightarrow +\infty }\frac{1}{n}=0$

Định nghĩa: Dãy số (u$_{n}$) có giới hạn hữu hạn là a khi n dần tới dương vô cực, nếu lim (u$_{n}$ - a) = 0. Khi đó, ta viết u$_{n}$ = a hay lim⁡u$_{n}$ = a hay u$_{n}$ → a khi n → +∞.

Ví dụ 2 (SGK -tr.61)

Chú ý:

  • Một dãy số có giới hạn thì giới hạn đó là duy nhất
  • Không phải dãy số nào cũng có giới hạn, chẳng hạn như dãy số (u$_{n}$) với $u_{n}=(-1)^{n}$.

Luyện tập 2

Ta có: $\lim (\frac{-4n+1}{n}+4)=\lim (-4+\frac{1}{n}+4)=\lim\frac{1}{n}=0 $ nên $\lim\frac{-4n+1}{n}=-4$.

2. Một số giới hạn cơ bản

Ta thừa nhận các giới hạn sau

a) $\frac{1}{n}=0$; lim$\frac{1}{n^{k}}=0$ với k là số nguyên dương cho trước;

b) $\frac{c}{n}=0$; $\frac{c}{n^{k}}=0$; với c là hằng số, k là số nguyên dương cho trước.

c) Nếu |q| < 1 thì q$^{n}$ = 0;

d) Dãy số (u$_{n}$) với $u_{n}=(1+\frac{1}{n})^{n}$ có giới hạn là một số vô tỉ và gọi giới hạn đó là e.

$e=(1+\frac{1}{n})^{n}$

Một giá trị gần đúng của e là 2,718281828459045.

Ví dụ 3 (SGK -tr.62)

Luyện tập 3

Vì $\left | \frac{e}{\pi } \right |< 1$ nên theo định nghĩa dãy số có giới hạn 0, ta có: $\lim(\frac{e}{\pi })^{n}=0$. 

2. ĐỊNH LÍ VỀ GIỚI HẠN HỮU HẠN

HĐ 3.

a) 

$lim(u_{n}-8)=lim(8+\frac{1}{n}-8)=0\Rightarrow limu_{n}=8$

$lim(v_{n}-4)=lim(4-\frac{2}{n}-4)=0\Rightarrow limv_{n}=8$

b) 

lim⁡u$_{n}$ + lim⁡v$_{n}$ = 8 + 4 = 12.

Ta có: u$_{n}$ + v$_{n}$ = 8 + $\frac{1}{n}$ + 4 - $\frac{2}{n}$ = 12 - $\frac{1}{n}$

Ta lại có: 

lim(u$_{n}$ + v$_{n}$ - 12) = lim(12 - $\frac{1}{n}$ - 12) = 0

=> lim(u$_{n}$ + v$_{n}$) = 12

Vậy  lim(u$_{n}$ + v$_{n}$) = limu$_{n}$ + limv$_{n}$.

c) Ta có: $u_{n}.v_{n}=\left ( 8+\frac{1}{n} \right )(4-\frac{2}{n})=32-\frac{12}{n}-\frac{2}{n^{2}}$

$lim(u_{n}.v_{n}-32)=lim\left (32-\frac{12}{n}-\frac{2}{n^{2}}-32  \right )=0$

=> $lim(u_{n}.v_{n})=32$

Ta có: $limu_{n}.limv_{n}$ = 8.4 = 32

Vậy $limu_{n}.limv_{n}$ = $lim(u_{n}.v_{n})$.

Kết luận

a) Nếu u$_{n}$ = a, v$_{n}$ = b thì:

  • lim(u$_{n}$ + v$_{n}$) = a + b
  • lim(u$_{n}$ - v$_{n}$) = a - b
  • lim(u$_{n}$.v$_{n}$) = a⋅b
  • $lim\frac{u_{n}}{v_{n}}=\frac{a}{b}$ (b ≠ 0)

b) Nếu u$_{n}$ ≥ 0,∀n ∈ N* và limu$_{n}$ = a thì a ≥ 0 và limu$_{n}$ = a.

Ví dụ 4 (SGK -tr.62)

Luyện tập 4 (SGK -tr.63)

a) $\lim\frac{8n^{2}+n}{n^{2}}=\lim8+\lim\frac{1}{n}=8$

b) $\lim\frac{\sqrt{4+n^{2}}}{n}=\lim\frac{n\sqrt{\frac{4}{n^{2}}+1}}{n}=1$

3. TỔNG CỦA CẤP SỐ NHÂN LÙI VÔ HẠN

HĐ 4:

a) Ta có |q| < 1

b) $S_{n}=\frac{1.(1-\left (\frac{1}{2}  \right )^{n})}{1-\frac{1}{2}}=2\left (1-\left (\frac{1}{2}  \right )^{n}  \right )$

$limS_{n}=lim2.lim\left (1-\left (\frac{1}{2}  \right )^{n}  \right )=2$

Kết luận

Cấp số nhân vô hạn u$_{1}$, u$_{1}$q, …., u$_{1}$q$^{n-1}$,… có công bội q thỏa mãn |q| < 1 được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.

Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đã cho là: 

$S=u_{1}+u_{1}q+...+u_{1}q^{n-1}+...=\frac{u_{1}}{1-q}$

Ví dụ 5 (SGK -tr.63)

Ví dụ 6 (SGK -tr.63)

Luyện tập 5

Ta có dãy số $1;-\frac{1}{2};\frac{1}{2^{2}};...;\left ( -\frac{1}{2} \right )^{n-1};...$ là một cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu u1 = $_{1}$ và công bội q = $-\frac{1}{2}$

Nên $M=\frac{1}{1-(-\frac{1}{2})}=\frac{2}{3}$

Luyện tập 6

Thời gian Achilles chạy hết các quãng đường có độ dài 100 km, 1 km, $\frac{1}{100}$ km, $\frac{1}{100^{2}}$ km,... lần lượt là 1h, $\frac{1}{100}$h, $\frac{1}{100^{2}}$h, $\frac{1}{100^{3}}$h...

Vậy thời gian đi hết quãng đường trên là 

$T=1+\frac{1}{100}+\frac{1}{100^{2}}+\frac{1}{100^{3}}+$... $+\frac{1}{100^{n}}+$... (h)

Đó là tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn với $u_{1}=1$, công bội $q=\frac{1}{100}$, nên ta có:

$T=\frac{1}{1-\frac{1}{100}}=\frac{100}{99}=1\frac{1}{99}$ (h)

Như vậy, A-sin đuổi kịp rùa sau $1\frac{1}{99}$ giờ. 

4. GIỚI HẠN VÔ CỰC 

HĐ 5:

Ta có: khi n → +∞ thì n$^{2}$ → +∞

Khi đó u$_{n}$ = n$^{2}$ có thể lớn tùy ý kể từ một số hạng nào đó trở đi.

Kết luận: Ta nói dãy số u$_{n}$ có giới hạn là +∞ khi n→+∞ nếu un lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.

Kí hiệu limu$_{n}$ =+∞ hay u$_{n}$→+∞ khi n→+∞.

Ta nói dãy số (u$_{n}$) có giói hạn là -∞ khi n→+∞ nếu lim(-u$_{n}$) = +∞.

Kí hiệu limu$_{n}$ = -∞ hay u$_{n}$→-∞ khi n→+∞.

Ví dụ 7 (SGK -tr.64)

Luyện tập 7 

Xét dãy số u$_{n}$ = n$^{3}$

Với M là số dương bất kì, ta thấy u$_{n}$ = n$^{3}$ > M ⟺ n > $\sqrt[3]{M}$.

Vậy với các số tự nhiên n > $\sqrt[3]{M}$ thì u$_{n}$ > M. 

Do đó, (-n$^{3}$) = -∞.

Nhận xét:

  • lim⁡n$^{k}$ = +∞ (với k là số nguyên dương cho trước).
  • lim q$^{n}$ = +∞ (với q > 1 là số thực cho trước).
  • Nếu limu$_{n}$ = a và lim|v$_{n}$| = +∞ thì $\frac{u_{n}}{v_{n}}$ = 0 .
  • Nếu limu$_{n}$ = a, a > 0 và limv$_{n}$ = 0, v$_{n}$ > 0 với mọi n thì $\frac{u_{n}}{v_{n}}$ = +∞.
  • limu$_{n}$  = +∞ ⇔ lim(-u$_{n}$) = -∞

Ví dụ 8 (SGK -tr.64)

Luyện tập 8

Ta có: $\lim\frac{n-1}{n^{2}}=\lim\frac{\frac{1}{n}-\frac{1}{n^{2}}}{1}=0$ (đpcm).

Xem thêm các bài Giải toán 11 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải toán 11 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.