Giáo án PTNL bài 7: Thực hành - Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Thực hành - Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Bài 7: THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI

 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức

- Xác định được 1 số dạng đột biến NST trên các tiêu bản NST cố định.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng làm tiêu bản NST và xác định số lượng NST dưới kính hiển vi.

- Quan sát được các cặp NST tương đồng của người trên ảnh chụp.

3. Thái độ

- Giữ gìn các trang thiết bị thí nghiệm và an toàn trong khi làm thực hành.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  Kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- HS đặt biết làm tiêu bản NST

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

3. Chuẩn bị

- Kính hiển vi quang học ( 4 em 1 chiếc )

- Tiêu bản bộ NST TB bạch cầu của người bình thường và bất thường.

- Tranh vẽ phóng bộ NST người bình thường và bất thường.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra 15 phút

Câu hỏi:

Tế bào của một loài sinh vật có 2n = 18. Tính số NST có ở dạng đơn bội, tam bội, tứ bội.

Trong các dạng trên dạng nào là đa bội chẵn, dạng nào là đa bội lẻ? Mô tả cơ chế hình thành các dạng đa bội trên( bằng sơ đồ).

  1. Đáp án - biểu điểm:

- Xác định số NST  ( 3đ)

Đơn bội n = 9. Tam bội 3n = 27. Tứ bội 4n = 36

- Trong đó: 3n là đa bội lẻ, 4n là đa bội chẵn. ( 2đ)

- Cơ chế hình thành:

+ Trong giảm phân: ( 4đ)

   2n = 18             x              2n = 18                      2n = 18           x         2n = 18

      

   GP bình thường            Rối loạn GP                Rối loạn GP            Rối loạn GP                                             

   

     n = 9                           2n = 18                        2n = 18                      2n = 18

(giao tử đơn bội)          (giao tử lưỡng bội)                                  (giao tử lưỡng bội)

                          3n                                                                     4n

                     Tam bội                                                            Tứ bội

+ Trong Nguyên phân: ( 1đ)

n  x   n              2n    Rối loạn NP lần đầu      4n phát triển thành thể tứ bội.

3. Bài mới

Hoạt động của GV

Hoạt động của trò

* Hoạt động 1:

GV: Chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm được trang bị:

- Kính hiển vi quang học

- Tiêu bản cố định bộ NST TB bach cầu của người bình thường và bất bình thường.

GV: Treo các tranh ảnh bộ NST bình thường, bộ NST bất thường ở người và 1 số loài khác.

- Phát tiuêu bản mẫu cho các nhóm

- Nêu yêu cầu khi quan sát.

GV: Quan sát các nhóm làm việc, nhắc nhở giúp đỡ các nhóm còn yếu.

- Kiểm tra kết quả của các nhóm ngay trên kính hiển vi.

GV: Yêu cầu thảo luận chung về kết quả đạt được.

GV: Nhận xét, đánh giá

 

* Hoạt động 2: Viết báo các thu hoạch

GV: yêu cầu HS ghi mẫu báo các thu hoạch vào vở

1. Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định.  ( 20’)

HS: Quan sát tranh hình:

- Mỗi các nhân quan sát kĩ các tranh hình

+ Vận dụng lí thuyết, trao đổi nhóm nhận biết các dạng đột biến số lượng NST (thể 3 nhiễm, thể 1 nhiễm,....)

HS: Quan sát tiêu bản:

- Điều chỉnh kính hiển vi

- Đưa tiêu bản lên kính, quan ssat mẫu ở bội giác rõ nhất.

- Cá nhân trong nhóm đều quan sát, trao đổi và thống nhất nhận dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản.

- So sánh với tranh để quan sát được rõ và chính xác hơn.

- Ghi chép kết quả.

Đại diện HS trình bày lớp cùng thảo luận, nhận xét, bổ sung.

2. Báo cáo thu hoạch  ( 7’)

HS: ghi chép lại những nội dung đã học

 

 MẪU BÁO CÁO THU HOẠCH

STT

Đối tượng

Số NST/ TB

Giải thích cơ chế hình thành đột biến

1

Người bình thường

46

Bình thường

2

Bệnh nhân Đao

47

giao tử (n) x giao tử (n + 1) → hợp tử

(2n + 1= 46 + 1)

3

Bệnh nhân Tơcno

45

giao tử (22 + X) x giao tử ( 22 + 0 ) → hợp tử (44 + X0)

4. Nhận xét ( 2’)

- GV nhận xét giờ học, đánh giá kết quả của các nhóm.

5. HDVN ( 1’)

- Hoàn thành báo cáo.

- Ôn tập kiến thức về di truyền Menđen.

Đánh giá nhận xét sau giờ dạy:

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 12, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.