CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT
BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được khái niệm diễn thế sinh thái.
- Trình bày được đặc điểm của các loại diễn thế sinh thái : diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh
- Trình bày được nguyên nhân và ý nghĩa của diễn thế sinh thái..
2. Kỹ năng
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích , tổng hợp, so sánh, khái quát
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường
3. Thái độ
- Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về các sinh vật trên trái đất.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài sinh vật
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử dụng trong tiết học
- Học sinh: Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC.
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sĩ số
3. Bài mới
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức: |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Hoạt động 1 Giáo viên cho học sinh quan sát hình 41.1 SGK, đọc thông tin trong mục I Quan sát hình 59.2 hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật. Hoàn thành phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 1
? Diễn thế sinh thái là gì ? Nguyên hân nào dẫn đến diễn thế sinh thái ? * Hoạt động 2 Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu mục II sách giáo khoa ? Thế nào là diễn thế nguyên sinh ?
Giáo viên giới thiệu diễn thế ở rừng Lim theo sơ đồ ? So sánh môi trường đầu tiên và kết quả cuối cùng của diễn thế thứ sinh với nguyên sinh ? ? Thế nào là diễn thế thứ sinh?
* Hoạt động 3: - Giáo viên sơ đồ hoá quá trình diễn thế ?. Nguyên nhân nào dẫn đến diễn thế sinh thái ?
?. Con người có những tác động nào dẫn đến diễn thế sinh thái ? ?. Quá trình diễn thế sinh thái có thể kéo theo những biến đổi môi trường như thế nào ?
Giáo viên sử dụng sơ đồ diễn thế ở rừng Lim, cho học sinh thảo luận, giải thích, phân tích làm rỏ trình tự sắp xếp đó và mối quan hệ giữa chúng, rồi đặt câu hỏi: ? Nghiên cứu diễn thế sinh thái để làm gì và có ý nghĩa như thế nào ?
|
- Học sinh quan sát hình 41.1 SGK, đọc thông tin mục I
- Hoàn thành phiếu học tập
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn hình thành quần xã tiên phong, tiếp đó là các quần xã trung gian và cuối cùng là quần xã ổn định
- Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở 1 môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định, nhưng do ngoại cảnh thay đổi lớn hoặc do con người làm thay đổi hẳn cấu trúc, tự nhiên của quần xã, kết quả có thể ( hoặc không dẫn đến quần xã ổn định )
- Nguyên nhân: Do mối tương tác giữa quần xã với môi trường.
- Học sinh trả lời được do biến đổi khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, thuỷ văn trong đó hệ thực vật có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới.
- Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo những dạng quần xã thay thế trong tương lai ; giúp xây dựng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp có cơ sở khoa học Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững |
I – KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THỂ SINH THÁI
- Diễn thể sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn khác nhau, từ dạng khởi đầu được thay thế bằng các quần xã tiến theo và cuối cùng thường dẫn tới một quần xã tương đối ổn định.
II – CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI 1. Diễn thế nguyên sinh - Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn hình thành quần xã tiên phong, tiếp đó là các quần xã trung gian và cuối cùng là quần xã ổn định 2. Diễn thế thứ sinh - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở 1 môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định, nhưng do ngoại cảnh thay đổi lớn hoặc do con người làm thay đổi hẳn cấu trúc, tự nhiên của quần xã, kết quả có thể ( hoặc không dẫn đến quần xã ổn định ) III. NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI
QX 1: MT1:
QX2 MT2
QX3 MT3: - Nguyên nhân: Do mối tương tác giữa quần xã với môi trường. (quần xã luôn tác động vào môi trường " làm cải biến môi trường, ngược lại môi trường sống mới tác động trở lại quần xã " làm quần xã bị thay thế bằng 1 quần xã khác) trong đó tác động của con người có vai trò rất quan trọng IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁI Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo những dạng quần xã thay thế trong tương lai ; giúp xây dựng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nông –lâm –ngư nghiệp có cơ sở khoa học Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1: Diễn thế sinh thái là quá trình A. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác B. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác C. phát triển của quần xã sinh vật D. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường Hiển thị đáp án Đáp án: D Câu 2: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là A. sự biến đổi cấu trúc quần thể B. quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác C. mở rộng vùng phân bố D. tăng số lượng quần thể Đáp án: B Câu 3: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế A. nguyên sinh B. thứ sinh C. liên tục D. phân hủy Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 4: Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế A. nguyên sinh B. thứ sinh C. liên tục D. phân hủy Đáp án: A Câu 5: Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là A. kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người B. chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người C. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai D. chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người Hiển thị đáp án Đáp án: B |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó. Lời giải: Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó: * Giai đoạn tiên phong: Các cây cỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống. * Giai đoạn tiếp theo: - Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ. - Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi. - Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cây cỏ ưa bóng. - Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống. * Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây thân gỗ lớn ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây bụi chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và cỏ ưa bóng ở phía dưới. |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hoạt động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? Lời giải: - Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,… Những hậu quả trên sẽ làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, không ổn định. Tuy nhiên, con người khác với sinh vật khác là có thể điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bào vệ môi trường của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Con người với khả năng khoa học đang ngày càng cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn. Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ. |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
HD học bài cũ: Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
HD chuẩn bị bài mới :
Ôn tập chương I, II – Phần bảy : Sinh thái học- Kiểm tra 1 tiết