BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua tiết này học sinh phải :
- Phân biệt được tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.
- Nêu được vai trò của nguồn biến dị di truyền đối với tiến hoá.
- Nêu được các chiều hướng tiến hoá chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí).
- Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.
- Nêu được vai trò của di nhập gen đối với tiến hoá nhỏ.
- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện học sinh các kĩ năng :
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: giáo án, SGK và một số thông tin liên quan đến bài học
- Học sinh : Nghiên cứu bài mới, làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình ơrictic
- Hỏi đáp tìm tòi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Quan sát tranh tìm tòi
- Kĩ thuật phân tích hình ảnh
- Dạy học nhóm
- Kĩ thuật chia nhóm – phân công nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
a. Hoạt động khởi động / tạo tình huống: Tại sao phải thành lập trung tâm cứu hộ động vật hoang dã?
b. Hoạt động hình thành kiến thức:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
A. KHỞI ĐỘNG * Mục tiêu: - Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV cho HS quan sát chân dung và tìm hiểu về Đacuyn ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động: Học sinh tập trung chú ý; Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra; Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động, Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:Lamac là người đầu tiên đề ra học thuyết tiến hoá. Tuy nhiên, quan điểm của ông về tiến hoá là chưa chính xác. Đến Đacuyn, ông đã đưa ra được những quan điểm đúng đắn về CLTN, biến dị di truyền, nguồn gốc chung của sinh giới… Nhưng ông vẫn chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. Tiếp tục khắc phục những hạn chế của Đacuyn, đưa quan niệm tiến hoá đi đến chỗ đúng đắn và đầy đủ hơn, thuyết tiến hoá hiện đại đã ra đời. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Mục tiêu: * Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình * Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1. I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA (10 phút)
(?) Thuyết tiến hóa tổng hợp hình thành dựa trên những thành tựu nào?
(?) Những ai là đại diện đầu tiên cho thuyết tiến hóa tổng hợp? Trong đó, mỗi người đã đóng góp những gì?
Thuyết tiến hóa tổng hợp đã tiếp tục được bổ sung nhờ sinh học phân tử.
(?) Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện được chia thành mấy mức độ?
|
- Thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên: phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, di truyền học quần thể… - Học sinh xem SGK, rút ra công lao của Dobsanxki, Mayơ, Sim son.
Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
|
I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp: Dựa trên thành tựu của nhiều lĩnh vực sinh học. 3 người đại diện đầu tiên là: - Dobsanxki: biến đổi di truyền liên quan đến tiến hóa, chủ yếu là biến dị nhỏ tuân theo các qui luật Menđen - Mayơ: đề cập các khái niệm: sinh học về loài, sự hình thành loài khác khu. - Simson: tiến hóa là sự tích lũy dần các gen đột biến nhỏ trong quần thể. 1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: - Nội dung PHT
|
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết . - Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Phương pháp dạy học: Giao bài tập Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1 : Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì: (1)Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín (2)Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi (3)Có tính toàn vẹn di truyền,có tính đặc trưng cao (4) Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên (5) Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen Phương án đúng là A. 1,3,4 B. 1,2,3 C. 2,4,5 D. 3,4,5 Câu 2: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới C. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa Câu 3: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể B. Các yếu tố ngẫu nhiên không làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật D. Tiến hóa nhỏ sẽ xảy ra khi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác Câu 4: Theo quan niệm hiện tại,thực chất của tiến hóa nhỏ: A. Là quá trình hình thành loài mới B. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể Câu 5: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng? |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
D. VẬN DỤNG (8’) Mục tiêu: - Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1: Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp Câu 2 : Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Nhiều khả năng, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
E. MỞ RỘNG (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
|
4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)
HD chuẩn bị bài mới :
- Chuẩn bị câu hỏi và bài tập trang 117 SGK, đọc trước bài 28.
- Thế nào là loài sinh học ?
- Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích.
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm loài sinh học
+ Nhóm 2: Tìm hiểu: Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài