Giáo án PTNL bài 4: Đột biến gen

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 4: Đột biến gen. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm các dạng và cơ chế phát sinh chung của đột biến gen.

- Nêu được  hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát hình vẽ để rút ra hiện tượng, bản chất sự vật.

3. Tư duy:

- Hình thành quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng khi xem xét hiện tượng tự nhiên, từ đó phát triển tư duy lí luận,

4. GDMT:

- HS thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng các tác nhân gây đột biến gen.

5. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  Kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- Học bài cũ và xem trước bài mới.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

a. Câu hỏi:

 Mô tả cơ chế điều hoà của opêron Lac.

b. Đáp án – biểu điểm:

 Sự điều hoà hoạt động các gen của ôpêrôn LaC.

- Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này gắn vào vùng O -> các gen cấu trúc không hoạt động. ( 5đ)

- Khi môi trường có lactôzơ: Lactôzơ gắn với prôtêin ức chế -> biến đổi cấu hình của prôtêin ức chế -> prôtêin ức chế không thể gắn vào vùng O  -> các gen cấu trúc hoạt động. ( 5đ)

3. Bài mới:

Trong tự nhiên, ở người bình thường có hồng cầu hình đĩa lõm hai mặt, tuy nhiên một số người hồng cầu có hình liềm rất dễ vỡ gây thiếu máu và kéo theo một số hậu quả xấu. Tại sao có hiện tượng như vậy ? Để giải thích hiện tượng này ta tìm hiểu bài…

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về đột biến gen

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

           

 

                       

GV giới thiệu cho HS quan sát một số tranh, video về đột biến.

GV cho HS chơi trò Đếm ngược

Cho học sinh 30 – 60 giây sắp xếp lại trật tự của một từ khoá PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm đột biến gen, thể đột biến, các dạng đột biến gen, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

1. Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm đột biến gen đã học lớp 9.

2. Phát phiếu học tập  theo nhóm bàn.

3. Giới thiệu hình vẽ một gen bình thường và các dạng đột biến gen có đánh số thứ tự( tự vẽ).

4. Yêu cầu học sinh quan sát hình kết hợp độc lập đọc SGK mục I-2 và mục III sau đó thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập 1 trong thời gian 7 phút.

5. Yêu cầu 1-2 nhóm treo kết quả lên bảng( nếu sử dụng máy chiếu thì chỉ chiếu kết quả của 1 nhóm) , các nhóm khác trao đổi để kiểm tra chéo kết qua cho nhau.

6. Yêu cầu cả lớp cùng đối chiếu kết quả của 2 nhóm và trao đổi để thống nhất từng nội dung và nhận xét kết quả của nhóm bạn mà mình được giao kiểm tra.

7- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của học sinh và chỉnh sửa, hoàn thiện để học sinh ghi bài.

 GDMT : Nguyên nhân gây ĐB là do các nhân tố ngoại cảnh hoặc do rối loạn bên trong TB cũng đều là do sự ảnh hưởng của môi trường.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến gen.

1. Giới thiệu đoạn phim và hình ảnh về cơ chế phát sinh đột biến gen. 2.Yêu cầu học sinh quan sát phim, hình ảnh kết hợp đọc SGK mục II và nêu cơ chế phát sinh đột biến gen.

GV có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vào bài ở trên.

 

HS tìm hiểu khái niệm đột biến gen, các dạng đột biến gen, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

 

- Nêu khái niệm đột biến gen.

 

 

- Nhận phiếu học tập  theo nhóm bàn.

- Quan sát hình vẽ.

 

 

 

- Độc lập đọc SGK.

- Thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập 1.

 

 

- 1-2 nhóm treo kết quả lên bảng.

 

 

 

 

- Đối chiếu, so sánh kết quả của 2 nhóm và  nhận xét, bổ sung đồng thời đánh giá kết quả của nhóm bạn được giao kiểm tra.

 

- Ghi bài như nội dung phiếu học tập 1.

 

 

 

 

 

 HS tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến gen.

 

 - Theo dõi nội dung GV giới thiệu.

 

 

- Quan sát phim, hình ảnh và đọc SGK để trả lời câu hỏi.

I. Đột biến gen. ( 10’)

1. Khái niệm chung:  Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen thường liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nu.

Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

2. Các dạng đột biến gen.

 

 

3. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen: (15’)( ghi như nội dung phiếu học tập số 1)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cơ chế phát sinh đột biến gen.  ( 10’)

 

1. Sự kết cặp không đúng trong tái bản ADN.

2. Do tác động của các tác nhân lý, hoá, sinh học...

 

 

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

* Cách tiến hành:

- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.

- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).

Hãy chọn phương án đúng/đúng nhất trong mỗi câu sau:

1) Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là

A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên.

B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.

C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit.

D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.

2) Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen

A. làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu.

B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.

C. tách thành hai gen mới bằng nhau.

D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu.

3) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen

A. làm cho gen có chiều dài không đổi.

B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.

C. làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu. 

D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu. 

Đáp án: 1A, 2D, 3D .

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Phiếu học tập

Hãy quan sát hình kết hợp độc lập đọc SGK mục I-2 và mục III sau đó thảo luận nhóm để hoàn thành bảng sau trong thời gian 7 phút.

 

       Dạng đột biến

 

 

Điểm so sánh

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit

Đột biến thêm hay mất một cặp nuclêôtit

Hậu quả mỗi loại

 

 

Hậu quả chung và ý nghĩa( Giống nhau)

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Tìm hiểu quanh em các dạng đột biến ở người, động thực vật mà em biết

         

 4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

1) Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.

2) Xem lại bài 8 và bài 22 SH 9.

3) Chuẩn bị bài 5, bút phớt.

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 12, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.