Giáo án PTNL bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

TIẾT 33:  SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh.

- Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và động vật.

- Phát biểu được khái niệm hóa thạch.

- Trình bày được vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

2. Kĩ năng.

   Rèn luyện học sinh các kĩ năng :

- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.

- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.

- Tư duy sáng tạo

- Lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

- Yêu thích bộ môn

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  Kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: Giáo án, tư liệu, hình ảnh của bài học

- Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo yêu cầu giáo viên.

IV. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC.

Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác

Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:

Sau khi sự sống được phát sinh nó tiếp tục phát triển để hình thành toàn bộ sinh giới như ngày nay như thế nào? Căn cứ nào cho phép chúng ta khẳng định điều đó?

2. Ổn định – Kiểm tra: 3’ Tóm tắt các giai đoạn của quá trình phát sinh sự sống?

3. Bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp: Thuyết trình, phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

GV cho HS về hóa thạch khủng long

Vào ngày 13 tháng 8 năm 1990, trong cuộc tìm kiếm hóa thạch tại khu bảo tồn Cheyenne Indian tại South Dakota. Trong khi đi ngang qua nơi đây, tình cờ chiếc xe của đoàn khảo cổ bị thủng lốp. Và trong khi chờ đợi việc thay lốp dự phòng, nhà khảo cổ Sue Hendrickson đã xem xét khu vực vách đá xung quanh.

Sau khi Hendrickson phát hiện một số mảnh vỡ của xương trong các vách đá, các nhà khảo cổ đã ngay lập tức nhận ra nơi đây ẩn chứa một “kho báu” vô giá mà họ cần phải khám phá.

Đoàn khảo cổ đã tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một con khủng long T-Rex, với 90% của bộ xương. Bên cạnh đó điều kiện bảo quản nơi đây khá tốt, khiến cho các xương hóa thạch đều còn nguyên vẹn. Thậm chí các nhà khảo cổ có thể thấy rõ vị trí của các cơ bắp và dây chằng gắn trên bề mặt của xương.Tổng chiều dài của con T-Rex này lên tới 12m và riêng chỗ xương hóa thạch đã nặng tới gần 2 tấn.Phát hiện của Hendrickson và nhóm khảo cổ đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc nghiên cứu loài khủng long đã bị tuyệt chủng. Đặc biệt là loài khủng long bạo chúa T-Rex, được mệnh danh là kẻ săn mồi đáng sợ nhất vào thời đó.

 ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh.

- Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới thực vật và động vật.

- Phát biểu được khái niệm hóa thạch.

- Trình bày được vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Hoạt động 1.

I. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HÓA THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

 

- Hóa thạch là gì?

 

- Hóa thạch được hình thành như thế nào?

->GV giảng

 

 

- Tại sao hóa thạch là bằng chứng của tiến hóa?

->Ý nghĩa của hóa thạch?

- Tại sao từ hóa thạch trong các lớp đất đá có thể xác định được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của SV?

 

 

GV giới thiệu cách xác định tuổi tương đối và tuổi tuyệt đối của hóa thạch, phương pháp đồng vị phóng xạ

VD: Xác định tuổi hóa thạch dựa vào U238 và Pb206 theo công thứC.

 t= 1/λ ln(Pb206/U238 +1)

Trong đó, t: tuổi hóa thạch (năm); = λ: tỉ lệ phân rã /năm

Nếu Pb206/U238=0,360

=>t=1/(1,537.10-10)ln1,360

=>t≈2 tỉ năm

 

Giảng: ngoài ra người ta còn dựa vào tỉ lệ axit amin đối xứng phải và trái để xác định tuổi hóa thạch: SV sống chỉ tổng hợp aa quay trái ->SV chết aa quay trái biến đổi dần thành aa quay phải

 

 

-Để phân chia mốc thời gian địa chất người ta căn cứ vào đâu?

 

- Cho ví dụ cách đặc tên 1 số kỉ?

 

GV giảng và đưa thêm ví dụ.

 

 

Giới thiệu bảng 44 và tranh phóng to SV điển hình qua các đại địa chất

 

 

- Xem bảng và chỉ ra đặc điểm địa chất, khí hậu và SV điển hình của các đại và kỉ ?

 

 

- Ảnh hưởng của đk địa chất, khí hậu đến sự phát sinh, phát triển SV qua từng giai đoạn như thế nào?

 

 

GV giới thiệu 1 số hóa thạch,

SV điển hình qua các giai đoạn.

 

 

 

 

 

 

 

Hóa thạch là di tích của các SV đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá

 

 

- Từ hóa thạch trong các lớp đất đá có thể xác định được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của SV

 

Xác định tuổi địa tầng ->xác định tuổi SV đã bị chết và ngược lại

 

 

 

Xác định tuổi tương đối: căn cứ thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích (địa tầng) phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu. Lớp càng sâu có tuổi cổ hơn so với lớp nông

- Xác định tuổi tuyệt đối: sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ thời gian bán rã của 1 chất đồng

 

Thời gian bán rã: là thời gian qua đó 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã, thường không phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, đk mtr.

- Sử dụng cacbon 14 xác định tuổi các hóa thạch tương đối mới (khoảng 75000 năm)

- Sử dụng urani 238 (thời gian bán rã 4,5 tỉ năm) ->xác định tuổi các

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, các hóa thạch điển hình.

 

Loài người xuất hiện vào Đại Tân sinh, kỉ đệ tứ

 

 

I. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HÓA THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI

1. Hóa thạch:

a. Hóa thạch là gì?

Hóa thạch là di tích của các SV đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá

->HT là 1 trong những bằng chứng của TH và phát triển của SV

b.Ý nghĩa của hóa thạch:

- Dựa vào hóa thạch trong các lớp đất đá =>lịch sử phát sinh, phát triển, diệt vong của SV. Xác định tuổi địa tầng ->xác định tuổi SV đã bị chết và ngược lại

- HT là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ Quả Đất

2. Vai trò của các hóa thạch trong các nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

a.Phương pháp xác định tuổi các lớp đất đá và hóa thạch:

- Xác định tuổi tương đối: căn cứ thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích (địa tầng) phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu. Lớp càng sâu có tuổi cổ hơn so với lớp nông

- Xác định tuổi tuyệt đối: sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ, căn cứ thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch

Thời gian bán rã: là thời gian qua đó 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã, thường không phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, đk mtr.

- Sử dụng cacbon 14 xác định tuổi các hóa thạch tương đối mới (khoảng 75000 năm)

- Sử dụng urani 238 (thời gian bán rã 4,5 tỉ năm) ->xác định tuổi các hóa thạch có độ tuổi nhiều hơn

-PP xác định tuổi bằng đồng vị phóng xạ có độ sai số <10%

b. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất:

- Sự phân chia mốc thời gian trong lịch sử Trái Đất căn cứ những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, các hóa thạch điển hình

- Chia lịch sử TĐ kèm theo sự sống thành 5 đại: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

Mỗi đại chia thành các kỉ, mỗi kỉ mang tên loại đá điển hình cho lớp đá thuộc kỉ đó hoặc tên của địa phương lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc kỉ đó.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA  CHẤT:

1. Các đại địa chất và SV tương ứng: (bảng 33 sgk 142)

2.Mối tương quan giữa điều kiện địa chất, khí hậu với SV qua các kỉ địa chất:

Sự tiến hóa và tiêu diệt của SV liên quan đến đk địa chất, khí hậu qua các thời đại và kỉ địa chất (chủ yếu là những biến động địa chất, khí hậu)

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:

A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.

B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.

C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.

D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Câu 2: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ kết hợp với nhau hình thành nên các chất hữu cơ đôn giản rồi từ đó hình thành các chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại,…).

(2) Thực chất của tiến hóa hóa học là quá trình phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

(3) Quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

(4) Năm 1950, Fox và cộng sự đã chứng minh được các protein nhiệt có thể tự hình thành các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: C

Câu 3: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?

(1) Sự xuất hiện các enzim.

(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.

(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.

(5) Sự xuất hiện màng sinh học.

(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.

A. (2), (4) và (6)

B. (2), (5) và (6)

C. (3), (4) và (6)

D. (1), (5) và (6)

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.

D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Câu 5: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.

C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

 

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

 Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu với sinh vật qua các kỉ địa chất. Cho một số ví dụ.

Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Tìm hiểu về các hóa thạch mà em biết

 

       

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

HD học bài cũ: Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về  nội dung bài học

HD chuẩn bị bài mới: Giao nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Tìm hiểu quá trình phát sinh loài người hiện đại

- Nhóm 2: Tìm hiểu Người hiện đại và sự tiến hóa văn hóa

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 12, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.