Giáo án PTNL bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Chương IV-  ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

I. Mục tiêu: 

 Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần

- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày  được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai

- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp

- Kỹ năng làm việc độc lập với sgk

- Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng đẻ tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp

3. Thái dộ

- Hình thành niềm tin vào khoa học , vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  Kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề…

- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng

2. Kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.

3. Chuẩn bị

a. GV:

- Phiếu học tập.

- Bảng phụ/ giấy rôki

b. HS:

- ­Giấy, bảng phụ, bút phớt.

- Một số hình ảnh về thành tựu của chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và tìm hiểu thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

- Xem lại bài 34,35 SH9

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

a. Câu hỏi:

Bài tập số 2 trang 73- SGK

b. Đáp án - biểu điểm:

- Tỉ lệ các kiểu gen của QT là:  ( 2đ)

fAA = 120/1200 = 0,1.

fAa = 400/1200 = 0,33.

faa = 680/1200 = 0,57.

- Tần số tương đối cảu alen pA = 0,1 + 0,33/2 = 0,265. ( 4đ)

                                          qa = 1- 0,265 = 0,735.

- QT trên chưa CB về thành phần kiểu gen. (4đ)

2. Bài mới:

ĐVĐ: Để tạo nguồn biến dị cho công tác chọn và tạo giống  mới, con người có thể sử dụng những phương pháp nào ?

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

 

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

 

GV cho HS quan sát hình ảnh kết quả của biện pháp lai tạo trên thực vật

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

 

 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu:

- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần

- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày  được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai

- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau

*  Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

 

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc tạo giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

  GV dẫn dắt : từ xa xưa loài người đã biết cải tạo thiên nhiên, săn bắt các ĐV hoang dại về nuôi, sưu tầm các cây hoang dại về trồng

Vậy các vật liệu tự nhiên thu thập về ban đầu có thể trở thành giống vật nuôi cây trồng được ngay chưa?

- Tại sao lai tạo lại là phương pháp cơ bản tạo sự đa dạng các vật liệu di truyền cho chọn giống

GV nêu vấn đề: Tại sao BDTH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo giống mới ?

GV cho HS quan sát hình 18.1, 18.2 SGK và hỏi:

- Từng thế hệ có những tổ hợp gen nào?

- Mối quan hệ di truyền giữa các tổ hợp gen?

- Để tạo ra các tổ hợp gen mong muốn người ta dùng phương pháp nào?

- Ưu - nhược điểm của phương pháp tạo giống thuần dựa vào nguồn biến dị tổ hợp?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương thức tạo giống lai có ưu thế lai cao

GV đưa VD cho HS phân tích ở lợn:

PTC.  cái Móng Cái  x  đực Lanđrat

F1 :    năng suất cao, chống chụi tốt

- Ưu thế lai là gì? Giải thích cơ sở của ưu thế lai?

GV lấy thêm ví dụ: ở lợn sự có mặt của gen trội A, B, C, D đều cho tăng trọng 30 kg, gen lặn tương ứng cho 10 kg

Pt/C.    AAbbCCDD  x  aaBBccdd

F1 như thế nào? tính KL của P, F1

→ Sự có mặt của nhiều gen trội trong KG sẽ đem lại kết quả như thế nào ?

GV: Phân tích vai trò của tế bào chất trong việc tạo ưu thế lai thông qua phép lai thuận nghịch ?

- Dựa vào cơ sở di truyền học muốn tạo ưu thế lai chúng ta phải có nguyên liệu gì?

- Trong các phép lai đã học ở lớp 9 thì phương pháp nào cho ưu thế lai cao nhất?

- Làm thế nào để tạo ra dòng thuần (tự thụ phấn, giao phối cận huyết )

- Ưu và nhược điểm của phương pháp tạo giống bằng ưu thế lai ?

- Nếu lai giống thì ưu thế lai sẽ giảm dần vậy để duy trì ưu thế lai thì dùng biện pháp nào ?

GV: Hãy kể tên các thành tựu tạo giống vật nuôi cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam?

HS: Bằng kiến thức thu được từ sách, báo,...trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

HS tìm hiểu việc tạo giống vật nuôi, cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

 

 

 

 

 

HS: Quan sát tranh, phân tích và vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.

 

- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- Ghi bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: dựa trên kiến thức đã học ở lớp 9 trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HS: lai luân chuyển ở ĐV và sinh sản sinh dưỡng ở TV

 

I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

1. Cơ chế tạo dòng thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp ( 6’)

- Các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập với nhau nên các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong sinh sản hữu tính.

- Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.

- Lai giống và chọn lọc ra các tổ hợp gen mong muốn

- Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn ( dòng thuần )

2. Ưu điểm ( 3’)

- Dễ tìm ra tổ hợp gen mong muốn.

- Không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.

3. Nhược điểm ( 4’)

- Mất nhiều thời gian và công sức để đánh giá từng tổ hợp gen.

- Khó duy trì giống một cách thuần chủng.

 

 

 

 

 

 

 

II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

1. Khái niệm ưu thế lai  ( 3’)

- Là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ.

2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai  (6’)

- Giả thuyết siêu trội: kiểu gen AaBbCc có kiểu hình vượt trội so với AABBCC, aabbcc, AAbbCC, AABBcc.

- Sự tác động giữa 2 gen khác nhau về chức phận của cùng 1 lôcut → hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi bểu hiện của tính trạng.

3. Phương pháp tạo ưu thế lai ( 8’)

- Tạo dòng thuần : cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ

- Lai khác dòng: lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất.

* Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế

* Nhược điểm: tốn nhiều thời gian biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.

 

 

 

 

 

 

 

4. Một vài thành tựu ( 5’)

- Viện lúa quốc tế IRRI người ta lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt có giống lúa đã trồng ở Việt Nam như : IR5. IR8

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

* Cách tiến hành:

- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.

- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm(4 nhóm).

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:

1. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa dòng thuần chủng có mục đích

A.   Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

B.   Xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính.

C.   Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.

D.   Phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ.

2. Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì

E.    Dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau.

F.    Có đặc điểm di truyền không ổn định.

G.   Tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 bị giảm dần qua các thế hệ.

H.   Đời sau dễ phân tính.

3. Loại biến dị xuất hiện khi dùng ưu thế lai trong lai giống là

A Đột biến gen.                      

B. Biến dị tổ hợp.

C. Thường biến.                      

D. Đột biến nhiễm sắc thể.

Đáp án 1C 2C 3B

 

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 

Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt được trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau? Giải thích.

Lời giải:

Các gen di truyền liên kết với giới tính không thể đạt được trạng thái cân bằng Hacdi- Vanbec sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên vì theo đề ra thì tần số alen ở hai giới là không như nhau trong thế hệ bố mẹ.

 

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Tìm hiểu và báo cáo về công nghệ tế bào động vật.

 

             

3. HDVN: ( 1’)

- Học và trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.

- Xem lại bài 31,33 SH 9

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 12, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.