Giáo án PTNL bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 43: Trao đổi chất trong hệ sinh thái. Bài học nằm trong chương trình sinh học 12. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Bài 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức: Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa. Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng: Phân tích, suy luận logic và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

3.Thái độ:Nâng cao ý thức bảo vệ, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4. Phát triển năng lực

a/  Năng lực  Kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

-  Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi AND.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

III. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Hình 43.1 – 3 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.

- Học sinh: SGK, đọc bài học trước ở nhà.

II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC.

Các khái niêm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng, tháp sinh thái.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1.Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống?

- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có gì giống và khác nhau?

3. Bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu:

Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

 -  Rèn luyện năng lực tư duy phê phán  cho học sinh.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

GV cho Hs quan sát hai loại chuỗi thức ăn

cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu.

lá, cành cây khô, mục nát → mối → nhện → thằn lằn.

 Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn?

ó SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành Kiến thức:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu: Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng, lấy ví dụ minh họa. Nêu được nguyên tắc thiết lập các bậc dinh dưỡng. Lấy ví dụ minh họa.

* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình

* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Giáo viên đặt vấn đề: Trong HST, các sinh vật gắn bó với nhau bởi những quan hệ nào ?

 

?. Quan hệ nào là thường xuyên và quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái ?

?. Quan hệ dinh dưỡng đó biểu hiện như thế nào ?

* Hoạt động 1:

Cho học sinh nghiên cứu mục 1

Giáo viên cho ví dụ: Giả sử trên đồng cỏ ven rừng có các quần thể sinh vật: Cỏ, thỏ, cáo, VSV rồi đặt câu hỏi:

?. Hãy chỉ ra những mối quan hệ dinh dưỡng trong các quần xã sinh vật đó ?

?. Nếu coi mỗi loài sinh vật là một mắt xích thức ăn thì chiều mũi tên nối giữa các loài chỉ mối quan hệ gì ?

?. Chuỗi thức ăn là gì ? Cho ví dụ ? Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các chuỗi thức ăn cho sẵn " yêu cầu học sinh phân loại

+ Tảo  " ĐV nổi " ? " VSV

+ Chất mùn bã " ĐV đáy " ?

" VSV

 

* Hoạt động 2:

Giáo viên yêu cầu học sinh thành lập các chuỗi thức ăn từ các sinh vật: cỏ, thỏ, cáo, dê, gà, hổ, VSV, mèo rừng. Trên cơ sở đó hướng dẫn học sinh thành lập lưới thức ăn. Giáo viên lưu ý học sinh 1 số điểm sau:

+ Trong lưới thức ăn, càng có nhiều chuỗi thức ăn chứng tỏ quần xã có độ đa dạng cao, có nhiều loài ăn rộng " tính ổn định của quần xã được tăng cường.

+ Tất cả các chuỗi thức ăn đều tạm thời, không bền vững do chế độ ăn của động vật thay đổi theo mùa, tuổi và tình trạng sinh lí của con vật.

* Hoạt động 3:

Giáo viên cho học sinh quan sát hình 43.2 Hãy ghi chú các bậc dinh dưỡng a, b, c... trong hình 43.2

* Hoạt động 4:

Giáo viên cho học sinh quan sát hình 43.3

Quần thể nào trong quần xã sinh vật là yếu tố ban đầu sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ khí quyển và đất ?

Giáo viên thông báo: Những mắt xích thức ăn thuộc một nhóm sắp xếp theo thành phần của chuỗi thức ăn: SVSX, SVTT cấp 1, SVTT cấp 2... gọi là bậc dinh dưỡng

Giáo viên nêu vấn đề: Làm thế nào để thể hiện sự chuyển hoá vật chất và năng lượng qua các bậc dinh dưỡng ?

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ hình tháp sinh thái, hỏi: hình tháp sinh thái được biểu diễn như thế nào ?

Giáo viên sử dụng 3 mô hình hình tháp giả định của Ôđun, hỏi:

?. Có mấy loại hình tháp ?

 

 

 

 

 

?. Các hình tháp trên có điểm gì chung ? Nguyên nhân ?

?. So sánh số lượng cá thể của SVSX và SVTT các cấp ?

?. Sự tích luỹ sinh khối giữa bậc dinh dưỡng cao so với bậc dinh dưỡng thấp như thế nào ?

?. Hãy phát biểu nội dung quy luật hình tháp sinh thái ?

 

- Học sinh nêu được quan hệ dinh dưỡng, nơi ở, giới tính, cha-mẹ con cái, bầy đàn

 

- Học sinh phân tích được mối quan hệ dinh dưỡng.

 

 

 

- Học sinh nghiên cứu mục 1

 

 

 

 

 

 

- Học sinh trả lời

 

 

- Học sinh nêu đựơc sinh vật đứng trước làm thức ăn cho sinh vật đứng sau.

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, có thể vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

- Học sinh thành lập các chuỗi thức ăn và thành lập lưới thức ăn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát hình 43.2 và ghi chú các bậc dinh dưỡng trong hình 43.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát hình 43.3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_ Có 3 loại hình tháp sinh thái:

+ Hình tháp số lượng

+ Hình tháp sinh vật lượng (sinh khối).

+ Hình tháp năng lượng

 

 

Hình tháp sinh thái thường có đỉnh ở phía trên vì khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao bao giờ cũng có sự mất mát năng lượng hay chất sống do hô hấp và bài tiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI

   1. Chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, có thể vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

 

 

- Phân loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, tiếp theo là động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.

+ Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ, sau đến các loài động vật ăn động vật.

 

2. Lưới thức ăn:

Mỗi loài sinh vật trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn, các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bậc dinh dưỡng:

 

 

Bậc dinh dưỡng cấp 1: Sinh vật sản xuất là những sinh vật tự dưỡng.

- Bậc dinh dưỡng cấp 2: ăn trực tiếp thực vật hoặc kí sinh trên thực vật.

- Bậc dinh dưỡng cấp 3: sử dụng sinh vật tiêu thụ cấp 2 làm thức ăn.

II. THÁP SINH SINH THÁI

- Nội dung quy luật hình tháp sinh thái: Sinh vật ở mắt lưới nào càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ.

- Cách biểu diễn hình tháp sinh thái: gồm các hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình này có cùng chiều cao, còn chiều dài thay đổi theo từng bậc dinh dưỡng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_ Có 3 loại hình tháp sinh thái:

+ Hình tháp số lượng

+ Hình tháp sinh vật lượng (sinh khối).

+ Hình tháp năng lượng.

- Nhận xét: Hình tháp sinh thái thường có đỉnh ở phía trên vì khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao bao giờ cũng có sự mất mát năng lượng hay chất sống do hô hấp và bài tiết.

 

C. LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Phương pháp dạy học: Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Câu 1: Lưới thức ăn

A. gồm nhiều chuỗi thức ăn

B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung

D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 2: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ

A. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

B. dinh dưỡng

C. động vật ăn thịt và con mồi

D. giữa thực vật với động vật

Đáp án: B

Câu 3: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là

A. quan hệ cạnh tranh

B. quan hệ đối kháng

C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi

D. quan hệ hợp tác

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 4: Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?

A. Con chuột

B. Vi khuẩn

C. Trùng giày

D. Cây lúa

Đáp án: D

Câu 5: Có những dạng tháp sinh thái nào?

A. Tháp số lượng và tháp sinh khối

B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng

C. Tháp năng lượng và tháp số lượng

D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

D. VẬN DỤNG (8’)

Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Bài tập: Một quần xã ruộng lúa gồm nhiều quần thể sinh vật cùng sinh sống. Trong đo rong, tảo là thức ăn của các loài cá nhỏ ; lúa là thức ăn của châu chấu và chuột ; các loài cua, ếch và cá nhỏ ăn mùn, bã hữu cơ ; cá nhỏ, châu chấu, cua là con mồi của ếch ; cá ăn thịt có kích thước lớn, chúng sử dụng cua, cá nhỏ, châu chấu và cả ếch nữa làm thức ăn ; rắn là loài ưu thế nhất, chúng ăn cua,  ếch, cá ăn thịt và chuột.

Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn của quần xã.

Có bao nhiêu loại chuỗi thức ăn trong quần xã này ?

E. MỞ RỘNG (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ- Tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Tìm hiểu thêm về các loại chuỗi thức ăn mà em biết

4. Hướng dẫn học sinh học bài, làm việc ở nhà (2 phút)

* Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập 1, 2, 3, 4 và 5 SGK  

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 12, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.